Chí Minh
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Trong thời gian qua, Namabank nói chung và Namabank - Khu vực HCM nói riêng, với những bước đi đúng đắn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác huy động vốn. Cụ thể:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Namabank - Khu vực HCM
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng
2018/2017 2019/2018
Ngắn hạn 18,362 17,459 18,013 -4.92% 3.17%
Trung dài hạn 7,826 10,599 13,074 35.43% 23.35%
Tổng vốn
huy động 26,188 28,058 31,087 7.14% 10.80%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Qua các bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động của các chi nhánh tăng trưởng qua các năm. Cụ thể: cuối 2018 nguồn vốn huy động là 28,058 tỷ đồng, tăng 7.14% so
với năm 2017. Cuối năm 2019, tổng vốn huy động của các chi nhánh là 31.087 tỷ đồng, tăng 10.8% so với năm 2018. Mặc dù năm 2019 là năm có sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất của các NHTM nhưng Namabank - Khu vực HCM vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao do các chi nhánh đã triển khai thành công các chương trình huy động vốn gối đầu nhau với chương trình khuyến mãi, truyền thông - xúc tiến phù hợp theo quy định của Namabank. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng triển khai nhiều hình thức huy động vốn đa dạng, hợp lý như: tăng cường tiếp thị đến doanh nghiệp để tận dụng nguồn tiền gửi thanh toán, cơ cấu lại mức lãi suất phù hợp với từng thời kỳ để không đẩy lãi suất lên quá cao mà vẫn huy động được vốn, bảo đảm tốt thanh khoản, treo áp phích, băng rôn quảng cáo sản phẩm huy động vốn, gởi tờ rơi thông báo lãi suất cho các khách hàng cũ và tiềm năng, thực hiện bán chéo sản phẩm huy động vốn, không ngừng đổi mới và chuẩn hóa phong cách giao tiếp và thái độ phục vụ của nhân viên giao dịch…
Vốn huy động của các chi nhánh tại khu vực HCM chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, có thời hạn từ 1 năm trở xuống bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn. Cơ cấu này phù hợp với thực tiễn thị trường khi khách hàng có xu hướng lựa chọn gưi tiền gửi ngắn hạn hơn so với dài hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn thực hiên hoạt động tín dụng trung dài hạn, các chi nhánh ở khu vực Tp. HCM đã cố gắng thu hút khách hàng gửi tiền gửi có thời hạn trên 1 năm nhằm đảm bảo tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định.
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng
Trong hoạt động tín dụng thì mảng cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu, chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất. Tình hình hoạt động cho vay của các chi nhánh trong thời gian qua như sau:
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay theo thời hạn
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng
2018/2017 2019/2018
Ngắn hạn 10,345 10,396 13,428 0.49% 29.17%
Trung dài hạn 6,437 8,899 10,252 38.25% 15.20%
Tổng dư nợ 16,782 19,295 23,680 14.97% 22.73%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo các chi nhánh Namabank - Khu vực HCM Nhìn chung, dư nợ ở cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng trưởng qua các năm. Tổng dư nợ tăng lên nhanh theo thời gian về cả quy mô và tốcđộ tăng trưởng. Cụ thể năm 2018, dư nợ các chi nhánh khu vực HCM đạt 19,295 tỷ đồng, tăng gần 15% so với năm trước. Đà tăng tiếp tục vào năm 2019 với tổng dư nợ đạt 23,680 tỷ đồng. Nguyên nhân khách quan để đạt được kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng là vì các chi nhánh hoạt động ở một trong những thành phố lớn của cả nước, có số dân cư đông. Mức thu nhập của người dân trên đia bàn cao và người dân am hiểu về các sản phẩm dịch vụ tài chính. Số lượng SMEs và doanh nghiêp lớn trên địa bàn nhiều do tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đa dạng, phong phú. Mặc dù vậy, số lượng ngân hàng tập trung tại khu vực HCM là rất lớn nên tính cạnh tranh cao. Các chi nhánh Namabank trên địa bàn Tp.HCM đã phải nỗ lực không ngừng trong giai đoạn nghiên cứu để mở rộng hoạt động tín dụng. Sản phẩm tín dụng đa dạng, phong phú, phân loại theo nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Chính sách lãi suất tín dụng cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt các chi nhánh triển khai đúng các chiến lược phát triển của toàn ngân hàng với đối tượng khách hàng mục tiêu là cá nhân, SMEs. Các hoạt động marketing cũng được triển khai đặc biệt là liên kết với nhiều doanh nghiệp bất động sản, xe ô tô và ban quản lý các trung tâm thương mại để triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp đến đối tượng khách hàng muc tiêu.
Cơ cấu dư nợ tín dụng của các chi nhánh Namabank trên địa bàn HCM tập trung chủ yếu ở dư nợ ngắn hạn với tương đối ổn định qua các năm >50% và đạt 18,013 tỷ đồng năm 2019. Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn là do các chi nhánh tập trung cho vay sản xuất kinh doanh bổ sung vốn lưu động dành cho SMEs và các hộ kinh tế cá thể,
tiêu dùng ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình. Bên cạnh đó, dư nợ trung dài hạn cũng tăng trưởng nhanh trong giai đoạn nghiên cứu với tốc độ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 38.35% và 15.2%.
Phân tích cơ cấu dư nợ tín dụng theo đôi tượng khách hàng cho thấy việc triển khai chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào khách hàng cá nhân của các chi nhánh trong khu vực HCM nói riêng. Số liệu phản ánh thực trạng cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng được trình bày trong bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tình hình dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng
ĐVT: ngàn tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng (%) Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng 2018/ 2017 2019/ 2018 KHCN 12,004 72% 12,975 67% 14,360 61% 8.09 10.67 KHDN 4,778 28% 6,320 33% 9,320 39% 32.27 47.47 Tổng dư nợ 16,782 100% 19,295 100% 23,680 100% 14.97 22.73
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo các chi nhánh Namabank - Khu vực HCM Dư nợ khách hàng cá nhân luôn chiếm tỉ trọng lớn so với khách hàng doanh nghiệp. Điều này tương đối dễ hiểu vì khách hàng cá nhân là đối tượng khách hàng mục tiêu của các chi nhánh NH Namabank. Tp.HCM là thành phố đông dân có nhiều tầng lớp dân cư thu nhập, trình độ khác nhau với nhu cầu đa dạng và phong phú. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân đã được các chi nhánh Namabank chú trọng triển khai. Điều này làm cho dư nợ cho vay khách hàng cá nhân không ngừng tăng lên trong giai đoạn nghiên cứu.
2.1.4.3 Kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh của các chi nhánh khu vực HCM khá tốt qua các năm, điều này được thể hiện qua các số liệu trong bảng 2.4.
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của Namabank - Khu vực HCM
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng
2018/2017 2019/2018
Thu nhập 2,101 2,612 3,169 24% 21%
Chi phí 1,903 2,270 2,710 19% 19%
Tổng lợi nhuận trước
thuế 198 342 459 73% 34%
(Nguồn: Phòng Khách hàng Namabank - Khu vực HCM)
Thu nhập của các chi nhánh có được từ thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối. Trong đó, thu lãi cho vay chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu. Năm 2018, doanh thu của các chi nhánh tăng 24% trong khi chi phí lại chỉ tăng lên 19% làm cho lợi nhuận của các chi nhánh tăng lên 73% so với năm trước. Nguyên nhân thu nhập tăng là chủ yếu đến từ nguồn thu từ lãi. Ngoài ra, các hoạt động thu phí cũng bắt đầu tăng tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập của các chi nhánh Namabank ở Tp. HCM. Chi phí của các chi nhánh trong phạm vi nghiên cứu tăng củ yếu do tăng chi phí nhân sự. Qua năm 2019, nhờ những nỗ lực trong việc mở rộng thị phần của các chi nhánh đã làm cho thu nhập tiếp tục tăng21% so với năm trước, đạt 3169 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập toàn ngân hàng Namabank. Tổng chi phí tiếp tục tăng 19% so với năm trước, làm cho lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng lên 459 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước. Kết quả này cho thấy các chi nhánh thuộc khu vực HCM có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của toàn ngân hàng.