KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 39 - 42)

HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG NAM Á - KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại

1.3.1.1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank là NHTM hàng đầu Việt Nam không chỉ về quy mô hoạt động mà còn về kết quả đạt được trong hoạt động quản trị RRTD. Chất lượng tín dụng của Vietcombank luôn được kiểm soát trong giới hạn cho phép của luật định. Đồng thời, đây cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên được áp dụng triển khai Basel tại Việt Nam. Đạt được những kết quả như vậy là nhờ Vietcombank luôn chú trọng hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD. Trong chiến lược kinh doanh và chính sách quản trị RRTD, Vietcombank xác định rõ ràng khẩu vị rủi ro - tập trung vào những khách hàng có kết quả xếp hạng tín nhiệm từ BB trở lên, được nhân viên tín dụng đề xuất cấp tín dụng và chú trọng áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình cấp tín dụng. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu đã xác định, ngân hàng này xây dựng thước đo nhằm đánh giá dư nợ của khách hàng có phù hợp với mục tiêu của khách hàng không, mức độ rủi ro như thế nào. Với đối tượng khách hàng vừa là doanh nghiệp vừa là cá nhân, Vietcombank xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Đối với doanh nghiệp, hệ thống xếp hạng tín dụng được xây dựng dựa trên nhóm ngành và quy mô. Đối với khách hàng cá nhân, Vietcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống XHTNNB phân

theo mục đích sử dụng vốn là vay tiêu dùng hay vay sản xuất kinh doanh. Điều này góp phần quan trọng cho việc nhận diện, đo lường RRTD của khách hàng vì hệ thống XHTNNB được xây dựng phù hợp với đặc điểm kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, trong chính sách tín dụng của Vietcombank cũng có sự tách bạch rõ ràng giữa các bộ phận tham gia vào hoạt động quản trị RRTD, cụ thể:

- Uỷ ban quản lý thực hiện các nhiệm vụ: thiết lập mục tiêu hoạt động và tiêu chuẩn danh mục đầu tư đối với ngân hàng; đặt hạn mức tín dụng đối với Uỷ ban chính sách tín dụng.

- Uỷ ban chính sách tín dụng thực hiện các nhiệm vụ sau: đặt ra hạn mức tín dụng cùng với Uỷ ban quản lý; xây dựng chính sách tín dụng; quản lý và đánh giá danh mục đầu tư và quản trị rủi ro.

- Bộ phận quản trị rủi ro thực thi các nhiệm vụ: lập ra chiến lược kinh doanh; nhận định thị trường mục tiêu và mức chấp nhận rủi ro; gặp gỡ khách hàng và đánh giá rủi ro, xét duyệt dư nợ rủi ro; theo dõi việc hoàn trả và các hồ sơ tín dụng, theo dõi và duy trì giao dịch, giải ngân cho nhà đầu tư: theo dõi các vấn đề phát sinh trong quá trình tín dụng; xúc tiến tiến độ khoản vay.

Vietcombank chú trọng vào hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện nhanh chóng vấn đề trong quá trình hoạt động, bao gồm giám sát RRTD theo quy định để có những thay đổi, điều chỉnh phù hợp.

Với vị thế là anh cả của hệ thống, Vietcombank luôn chú trọng đến hoạt động giám sát RRTD trong giới hạn cho phép. Bên cạnh những yếu tố lợi thế về vốn, công nghệ, năng lực tài chính, Vietcombank cũng không ngừng cải thiện để quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Những điều mà Vietcombank đã triển khai có thể được áp dụng tại các NHTM khác ở Việt Nam.

1.3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là một trong những NHTM tư nhân hàng đầu của Việt Nam. Mặc dù có nhiều biến cố xảy ra đối với ngân hàng nhưng ACB luôn là một trong những ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt bậc nhất khi kiểm soát được tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là ACB theo đuổi mô hình quản trị RRTD tập trung, đồng thời thực hiện phân quyền phê duyệt

tín dụng cho các chi nhánh ở mức thấp. Việc phân tích thẩm định tín dụng tập trung tại Trung tâm thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động quản trị RRTD của ACB được triển khai theo mô hình tập trung do những đặc điểm về quy mô, mạng lưới và năng lực tài chính. Mặc dù các chi nhánh không có phòng quản trị RRTD nhưng có một nhân viên chuyên trách trong bộ phận hỗ trợ tín dụng sẽ lập các báo cáo hàng tháng với các nội dung theo quy định để ban lãnh đạo chi nhánh cũng như Hội sở nhanh chóng nắm bắt những vấn đề trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh để có những điều chỉnh phù hợp. Hoạt động kiểm soát nội bộ được chú trọng để nhanh chóng nhận diện những sai sót và điều chỉnh kịp thời trong việc tuân thủ các chính sách, quy định được ban hành. Đặc biệt, ngân hàng Á Châu thực hiện nghiêm ngặt việc giám sát khoản vay thông qua việc thường xuyên giám sát, đánh giá khách hàng nhằm xử lý kịp thời các trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng. Ngoài ra, Á Châu còn có chính sách cho vay nghiêm ngặt đối với một số lĩnh vực cho vay có độ rủi ro cao như bất động sản. Các hoạt động đào tạo nhân sự cũng được ngân hàng chú trọng triển khai nhằm rèn luyện đạo đức và kiến thức nghề nghiệp cho nhân viên thông qua việc xây dựng trung tâm đào tạo Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Các đợt đào tạo tùy thuộc vào mục đích nội dung có thể triển khai tập trung, hoặc riêng lẻ tại chi nhánh. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin vào trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.

1.3.1.3 Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài Shinhan

Shinhanbank là ngân hàng 100% vốn nước ngoài, hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam với cùng phân khúc khách hàng cá nhân từ trung lưu trở lên của Namabank. Shinhanbank không những mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nhanh chóng mà còn kiểm soát chất lượng tín dụng ở mức cao khi tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì dưới 3% và tỷ lệ nợ xấu dưới mức 2.5%. Đạt được kết quả này là nhờ Shinhanbank xác định rõ chiến lược hoạt động với phân khúc khách hàng cụ thể. Hàng năm, Shinhanbank đặt mục tiêu cụ thể cho hoạt động tín dụng về quy mô, chất lượng và hiệu quả phản ánh qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn, nợ xấu và thu nhập từ lãi. Là một ngân hàng nước ngoài, Shinhanbank có lợi thế trong việc thực hiện XHTNNB theo mô hình nâng cao để nhận diện, đo lường rủi ro của khách hàng. Đối với khách hàng cá nhân, Shinhanbank phân biệt rõ mục đích sử dụng vốn của khách hàng để xây dựng

thành hai bộ XHTNNB khác nhau. Bên cạnh đó, việc tách bạch giữa vị trí nhân viên quan hệ khách hàng và nhân viên thẩm định tín dụng cũng góp phần không nhỏ cho việc giám sát RRTD tại Shinhanbank. Shinhanbank cũng thực hiện mô hình quản trị RRTD theo hướng tập trung nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng việc giám sát từ góc độ Hội sở, phân quyền phê duyệt cho các chi nhánh ở mức thấp nhằm đảm bảo tính khách quan, minh bạch trong quá trình cấp tín dụng, hạn chế RRTD xảy ra từ phía đạo đức của nhân viên.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w