* Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của con người, là nền tảng cho sự phát triển của xa hội được Nhà nước Cộng hòa xa hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013 “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” [41, Điều 33]. Trên cơ sở đó Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 đa cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh, theo đó các thành phần kinh tế có quyền tự chỉ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi đa ĐKKD, được lựa chọn, bổ sung, thay đổi hình thức tổ chức, đầu tư, hoạt động cho phù hợp với điều kiện của mình, trước những biến đổi của thị trường và được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, phổ biến áp dụng rộng rai hình thức đăng ký thay cho cấp phép, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, gây phiền hà, nhũng nhiễu đối với doanh nghiệp.
Hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm” [48, Điều 7, Khoản 1]. “Tự chủ kinh doanh
và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh” [48, Điều 7, Khoản 2] “Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng” [48, Điều 7, Khoản 4] một trong những quyền của doanh nghiệp khi tham gia thị trường, do đó ĐKKD sẽ đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật của các chủ thể tham gia, Nhà nước không kìm ham, siết chặt quyền tự do ĐKKD, chỉ xây dựng cơ sở pháp lý, tạo hành lang thông thoáng, thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh, đồng thời kiểm soát quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp theo hướng tích cực, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường. Đây là điều kiện bắt buộc đối với chủ thể kinh doanh tham gia vào quan hệ thành lập, quản lý và vận hành doanh nghiệp.
* Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh
Quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh vừa là nguyên tắc, vừa là giá trị phổ biến của kinh tế thị trường, theo đó mọi chủ thể kinh doanh hoạt động trong cùng một môi trường pháp lý đều có vị thế ngang nhau trước pháp luật, chịu sự điều chỉnh trong cùng một chế định pháp luật về ĐKKD, sẽ có các quyền, nghĩa vụ như nhau, không có sự phân biệt về quy mô, loại hình, ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, … chỉ trong điều kiện cạnh tranh bình đẳng doanh nghiệp mới có cơ hội kinh doanh bằng chính thực lực của mình. Từ đây những doanh nghiệp có năng lực được thừa nhận, còn những doanh nghiệp yếu kém sẽ bị đào thải, góp phần lành mạnh hóa, đảm bảo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
* Nguyên tắc công khai, minh bạch trong kinh doanh
Công khai, minh bạch trong kinh doanh là nguyên tắc nhất quán thể hiện bản chất dân chủ của xa hội, giúp chủ thể kinh doanh dễ dàng tiếp cận các quy định của pháp luật về kinh doanh, nắm bắt kịp thời các quy trình,
trình tự, thủ tục, điều kiện về ĐKKD, góp phần đẩy lùi các hành vi cửa quyền, hách dịch, quan liêu, tham nhũng, ... làm trong sạch bộ máy Nhà nước, từ đó củng cố lòng tin của tổ chức, người dân đối với Đảng và Nhà nước.
Như vậy pháp luật về ĐKKD phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản, vừa có tính chất ổn định tương đối, đồng thời có sự thay đổi theo sự phát triển KTXH trong từng thời kỳ, giai đoạn khác nhau. Đây được xem là một chế định quan trọng của pháp luật đối với doanh nghiệp.