Nếu như trước đây quy định về ĐKKD đa được đề cập trong một số ít luật và các VBQPPL, tuy nhiên các quy định này dời dạc, rất mờ nhạt, chỉ đơn thuần là thủ tục Nhà nước ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường, thống kê doanh nghiệp với mục đích phục vụ cho việc thu thuế, nên quy định về ĐKKD thành lập doanh
nghiệp còn thiếu, sơ sài, trong khi TTHC lại rườm rà, đòi hỏi nhiều giấy tờ không có ý nghĩa pháp lý, hầu hết các văn bản quy định đều chưa chú ý đến thời hạn ĐKKD, trách nhiệm của cơ quan cấp ĐKKD, gây ra tình trạng tùy tiện xử lý ĐKKD, kéo dài thời gian (trước đây thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN là 5 ngày làm việc, trong đó 2 ngày để cơ quan thuế cấp ma số doanh nghiệp, 3 ngày để cơ quan ĐKKD tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy CNĐKDN. Với cơ chế này, việc cấp Giấy CNĐKDN phải phụ thuộc vào việc chờ cấp ma số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, làm kéo dài thời gian thực hiện TTHC) thực hiện làm cản trở đến hoạt động kinh doanh vốn có tính năng động, phụ thuộc nhiều vào thời cơ kinh doanh, gây tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp 2014 đa có những thay đổi căn bản về điệu kiện ĐKKD (nghĩa là bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh trong thành phần hồ sơ ĐKDN. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy CNĐKDN, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành). Việc ĐKKD thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư, xong để được cấp Giấy CNĐKDN, chủ thể kinh doanh phải thỏa man những điều kiện nhất định về: Chủ thể kinh doanh; vốn kinh doanh, ngành nghề; tên doanh nghiệp dự kiến thành lập; trụ sở chính của doanh nghiệp; con dấu doanh nghiệp; hồ sơ hợp lệ; nộp lệ phí ĐKDN; … Như vậy các quy định về ĐKKD thành lập doanh nghiệp ngày càng được điều chỉnh theo hướng hợp hiến, hợp pháp, hợp lý, phù hợp và minh bạch hơn. Quy định này góp phần đảm bảo tính pháp lý quan trọng đem lại môi trường kinh doanh thông thoáng, thu hút nhiều chủ thể tham gia khởi nghiệp ĐKKD thành lập doanh nghiệp, tạo nguồn
lực tăng trưởng, phát triển kinh tế, từ đó những điều kiện bất hợp lý đa được loại bỏ (đơn giản hóa thành phần hồ sơ ĐKDN), rút ngắn thời gian (hiện nay đa giảm thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN còn xuống còn tối đa 3 ngày làm việc. Cụ thể hóa quy định nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đa phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin ĐKDN, thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thông tin về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo đó hệ thống đăng ký thuế tự động tạo ma số thuế mà không cần sự kiểm tra, xem xét của cán bộ đăng ký thuế), góp phần giảm bớt chi phi cho chủ thể kinh doanh, hướng đến việc đảm bảo tôn trọng quyền tự do kinh doanh của công dân. Có thể nói rằng, cải cách thể chế kinh tế thị trường, phát huy vai trò kiến tạo phát triển của Nhà nước đi đôi với phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra. Trong bối cảnh Chính phủ đang quyết tâm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, những cải cách của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đa và đang tạo ra những bước chuyển biến mạnh mẽ để nền kinh tế nước ta có thể bứt phá.
Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 có sự kế thừa các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về điều kiện ĐKKD như thay đổi, bổ sung đột phá quy định về tài sản góp vốn; sửa đổi quy định xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt; thêm đối tượng không được thành lập doanh nghiệp; …. Trường hợp đa đăng ký thành lập DNTN rồi có thể chuyển đổi thành Công ty TNHH, Công ty CP hoặc Công ty hợp danh theo quyết định của chủ DNTN nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp 2020.