ở Việt Nam
Trong giai đoạn 2015 - 2019, pháp luật Việt Nam đa có nhiều quy định về ĐKKD, nhất là tập trung hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh như: Cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, … Hệ thống các văn bản về ĐKKD đều ít nhiều liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp như: Đăng ký thành lập, nguyên tắc hoạt động, tổ chức quản lý, tổ chức lại, chuyển đổi, giải thể và phá sản doanh nghiệp, cụ thể:
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015, bao gồm 10 Chương, 213 Điều. Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm: Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty HD và DNTN; quy định về nhóm công ty (Hiện nay Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, gồm 10 Chương, 218 Điều);
Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2015; Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2018 (Hiện nay Nghị định số 78/2015/NĐ- CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ và Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp);
Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/12/2015 (Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp);
Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về sửa đổi quy định một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/02/2013;
Nghị định số 155/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014 (thay thế Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 của Chính phủ và Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ- CP của Chính phủ);
Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 07/8/2015 của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 07/8/2015;
Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2016 (thay thế Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp);
Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 20/2015/TT- BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 01/03/2019;
Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/6/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy các quy định của pháp luật hiện hành về ĐKKD ở Việt Nam tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ và chất lượng của hệ thống văn bản pháp lý này cũng được nâng cao, tiếp cận với thông lệ quốc tế, đáp ứng được từng bước yêu cầu hội nhập KTQT. Để triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật về ĐKKD, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đa có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh CCHC, cải cách TTHC và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết TTHC phục vụ doanh nghiệp và người dân.
2.1.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì Cơ quan ĐKKD đa có những thay đổi so với Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cụ thể hơn về cơ quan ĐKKD (Điều 209), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về ĐKDN (Điều 14, Điều 15) và hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2020 (Điều 216) và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP (Điều 15, Điều 16) thì cơ quan ĐKKD có cơ cấu tổ chức của cơ quan ĐKKD chỉ được tổ chức ở 2 cấp (cấp tỉnh và cấp huyện), do đó cơ quan ĐKKD đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi cơ quan ĐKKD là một cơ quan mà nắm giữ các quyền như: Thành lập doanh nghiệp, tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, công ty, … Như vậy trong những năm qua nhờ có cơ quan ĐKKD mà việc ĐKKD được đơn giản hơn rất nhiều, Nhà nước cũng quản lý tốt hơn về doanh nghiệp