Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì điều kiện ĐKKD bao gồm: Điều kiện về đối tượng thành lập doanh nghiệp (Khoản 2, Điều 18); ngành, nghề ĐKKD; tên doanh nghiệp dự kiến thành lập; trụ sở chính của doanh nghiệp; hồ sơ hợp lệ; nộp lệ phí ĐKDN.
Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các điều kiện, cụ thể:
* Điều kiện đối với đối tượng thành lập doanh nghiệp: Được quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó tất cả các tổ chức, cá nhân (đủ tuổi thành niên, đủ năng lực hành vi dân sự) đều có quyền thành lập doanh nghiệp, trừ một số trường hợp bị cấm (đa trình bày, phân tích và luận giải tại Mục 1.2.1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh). Như vậy pháp luật quy định khá rõ và cụ thể các điều kiện về chủ thể khi thành lập doanh nghiệp, điều này giúp các nhà đầu tư nhận thức được quyền năng của mình khi tiến hành DDKKD một cách hợp pháp.
* Điều kiện về ngành, nghề ĐKKD: Được quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, thì một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp GCNĐKDN là ngành, nghề ĐKKD không bị cấm đầu tư kinh doanh, do đó
quyền của doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó pháp luật trao quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm (đa trình bày, phân tích và luận giải tại Mục 1.2.3. Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh). Như vậy pháp luật quy định nếu ngành, nghề ĐKKD của doanh nghiệp không thuộc những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2020 thì doanh nghiệp đa đảm bảo điều kiện về ngành, nghề ĐKKD khi ĐKDN.
* Điều kiện về tên gọi doanh nghiệp dự kiến thành lập: Được quy định tại Điều 37 đến Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó tên doanh nghiệp phải được viết bằng Tiếng Việt, có kèm theo chữ số, ký hiệu và bao gồm hai thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng, đồng thời phải tuân thủ các quy định về những điều cấm đặt tên doanh nghiệp và tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN (đa trình bày, phân tích và luận giải tại Mục 1.2.4. Điều kiện về tên doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh). Như vậy pháp luật quy định về tên doanh nghiệp nhằm hạn chế, khắc phục việc mạo dnh, giả danh, mượn danh của các doanh nghiệp khác để cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh và tình trạng dễ nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, gây ra những ảnh hưởng không tốt với cộng đồng doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh.
* Điều kiện trụ sở chính của doanh nghiệp: Được quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 là điều kiện bắt buộc doanh nghiệp phải có địa điểm liên lạc trên lanh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định và phải thỏa man các điều kiện được pháp luật quy định (đa trình bày, phân tích và luận giải tại Mục 1.2.5. Điều kiện về trụ sở chính). Như vậy pháp luật quy định trụ sở của doanh nghiệp phải là trụ sở chính và là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp được xác định theo đơn vị hành chính, có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Trường hợp nơi đặt trụ sở chính chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì làm văn bản có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên
đường nộp kèm hồ sơ khi ĐKKD.
* Điều kiện hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp: Được quy định tại Khoản 15, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật). [48, Điều 4, Khoản 15]. Như vậy pháp luật quy định người thành lập doanh nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm về tính trung thực, công khai, minh bạch, chính xác các nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký. Cơ quan ĐKKD chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ trước khi chấp thuận cấp Giấy CNĐKDN. Hồ sơ ĐKKD được quy định cụ thể từ Điều 19 đến Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 cho từng loại hình như: DNTN, công ty HD, công ty TNHH, công ty CP, tùy thuộc vào từng loại hình mà tổ chức, cá nhân dự kiến thành lập, thành phần hồ sơ ĐKKD sẽ khác nhau.
* Điều kiện nộp lệ phí ĐKDN: Được quy định tại Biểu phí, lệ phí ĐKDN ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính, bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy CNĐKDN và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy pháp luật quy định người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí ĐKDN tại thời điểm nộp hồ sơ ĐKDN (trừ một số trường hợp được miễn lệ phí ĐKDN). Lệ phí doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Cơ quan ĐKKD hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan ĐKKD. Lệ phí ĐKDN sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy CNĐKDN. Nhà nước khuyến khích, miễn lệ phí ĐKDN khi doanh nghiệp thực hiện ĐKDN qua mạng điện tử.