Dưới góc độ pháp lý pháp luật về ĐKKD là tổng hợp những quy định pháp luật điều chỉnh các hoạt động để ghi nhận sự tồn tại hợp pháp, tổ chức và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác và các tổ chức có liên quan. Do đó đối với hoạt động ĐKKD việc tạo dựng khung pháp lý để điều chỉnh là cần thiết tất yếu khách quan, tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủ thể ĐKKD, giúp Nhà nước dễ dàng trong quản lý doanh nghiệp. Như vậy có thể hiểu “Pháp luật về ĐKKD là tổng thể các QPPL do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục ĐKKD của các Chủ thể kinh doanh tại cơ quan ĐKKD cũng như trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh” [24].
Từ khái niệm trên có thể nhận thấy ĐKKD không chỉ giới hạn trong các quy định về ĐKKD theo Luật Doanh nghiệp mà còn quy định ít nhiều trong các quy định pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, Luật Phí và lệ phí, Luật Quản lý thuế, Luật Hợp tác xa, Luật Phá sản, Luật Đầu tư, … Như vậy pháp luật về ĐKKD điều chỉnh mối quan hệ xa hội giữa cơ quan ĐKKD với chủ thể ĐKKD, mối quan hệ pháp luật có liên quan đến trình tự, thủ tục, các chế tài trong ĐKKD, công tác QLNN đối với việc đăng ký các loại hình doanh nghiệp và theo dõi những biến động của doanh nghiệp có liên quan đến vấn đề ĐKKD trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, để đảm bảo việc ĐKKD được thực hiện đúng pháp luật.