Quyền tự do kinh doanh là quyền của con người, công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành, nghề và quy mô kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận [54]. Đây là một quyền rất mở của công dân.
Để công dân được tự do thực hiện quyền kinh doanh, Nhà nước đa quy định cụ thể quyền tự do kinh doanh trong Hiến pháp và các văn bản luật một cách cụ thể như: Công dân được tự do thành lập doanh nghiệp, lựa chọn đối tác đầu tư, thuê mướn lao động, … đồng thời tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể kinh doanh khi tiến hành ĐKKD, lựa chọn lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình kinh doanh, giải thể, phá sản, …
Trong quan hệ kinh doanh, để tiến hành kinh doanh thuận lợi và theo nguyên tắc quyền tự do của người này không hạn chế quyền tự do của người khác, Nhà nước đa ban hành nhiều VBQPPL về quy trình, trình tự, thủ tục thành lập các loại hình, điều kiện kinh doanh, … theo hướng quyền tự do thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư được lựa chọn và đăng ký loại hình doanh nghiệp, ngành, nghề kinh doanh phù hợp với điều kiện và sở thích của mỗi nhà đầu tư.
Như vậy quyền tự do kinh doanh của con người luôn được Nhà nước coi trọng, đó là mục tiêu phấn đấu và hoàn thiện để đảm bảo cho con người
được thực hiện tối đa, được nhìn nhận dưới góc độ là giá trị nhân quyền, Nhà nước phải tôn trọng để đảm bảo thực thi [54]. Khi quyền tự do trở thành quyền pháp định, thì quyền con người trong kinh doanh sẽ được xa hội ghi nhận và được Nhà nước bảo vệ bằng pháp luật. Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 với tinh thần tối đa hóa quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, người dân đa góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh thuận lợi, có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.