Một là: Cần nghiên cứu mô hình ĐKKD theo ngành dọc đó là Trung ương có Cục quản lý ĐKKD, cấp tỉnh có Chi cục ĐKKD và cấp huyện có Phòng ĐKKD. Đây có thể coi là hệ thống dọc, xuyên suốt, thống nhất cả về tổ chức biên chế, nghiệp vụ và kinh phí hoạt động. Nghĩa là Cục quản lý ĐKKD đóng vai trò là cơ quan đầu nao của hệ thống (Cục quản lý ĐKKD có quyền điều động công chức linh hoạt giữa các tỉnh, thành phố để thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chi cục ĐKKD và Phòng ĐKKD được xây dựng dựa trên nhiệm vụ cụ thể của Cục quản lý ĐKKD).
Hai là: Cần chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn cụ thể về công tác đẩy mạnh CCHC trong lĩnh vực ĐKKD thành lập doanh nghiệp; kịp thời bai bỏ các TTHC không cần thiết, tạo mọi thuận lợi thông thoáng, giảm thời gian đi lại, chi phí cho doanh nghiệp; tập trung hoàn thiện Chiến lược CCHC
thời kỳ 2021 - 2030.
Ba là: Cần tập trung mọi nguồn lực đầu tư, hướng tới dịch vụ hành chính công hiện đại. Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới hệ thống ĐKDN qua mạng điện tử đa được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành, hệ thống phải thông suốt đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp giảm hơn nữa đến mức tối đa thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp. Góp phần xây dựng một hệ thống ĐKKD minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người. Bên cạnh đó, công khai toàn bộ quy trình ĐKDN cũng như tình trạng hồ sơ doanh nghiệp đều trên Cổng Thông tin quốc gia về ĐKDN.