ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Một là: Chủ động, kịp thời rà soát, cập nhật quy định của pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp
Cơ quan ĐKKD cần chủ động, kịp thời rà soát, cập nhật quy định của pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp, nhất là các Luật và VBQPPL còn hiệu lực hướng dẫn, điều chỉnh ĐKKD thành lập doanh nghiệp.
Hai là: Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi phát triển các thành phần kinh tế
Tăng cường sự lanh đạo của các cấp ủy đảng, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Lai Châu thực sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án đa khảo sát. Đẩy mạnh hoạt động thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế.
Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước, quan tâm, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định XHCN.
Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nhất là trong thanh niên, giới trẻ;, đẩy mạnh CCHC trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ khởi nghiệp.
Ba là: Làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức đúng, đầy đủ pháp luật về ĐKKD thành lập doanh nghiệp, nhất là Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
thể ĐKKD về vai trò, tầm quan trọng, bản chất của ĐKKD thành lập doanh nghiệp, để tránh những những yêu cầu, đòi hỏi, tranh luận từ hai phía, dẫn đến làm mất thời gian của chủ thể ĐKKD.
Bốn là: Đơn giản hóa TTHC, rút ngắn thời gian xử lý ĐKKD thành lập doanh nghiệp
Đẩy nhanh thời gian tiếp nhận hồ sơ ĐKKD thành lập doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu, Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện;
Đẩy nhanh thời gian trình lanh đạo ký, để giảm bớt các khâu, thủ tục không cần thiết từ đó rút ngắn thời gian ĐKKD để nhà đầu tư gia nhập thị trường nhanh nhất.
“Các sở, ngành, đơn vi vị tập trung rà soát, cắt giảm mạnh thời gian giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu so với thời hạn được pháp luật quy định” [56].
Việc giải quyết TTHC phải hạn chế tối đa việc doanh nghiệp, người dân phải đi lại nhiều lần. Công chức, viên chức Phòng đăng ký kinh doanh hỗ trợ, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ từ xa và luôn sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định. Đối với doanh nghiệp thực hiện hồ sơ trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh, công chức sẽ trực tiếp hướng dẫn, soạn hồ sơ và xuất bản in; doanh nghiệp chỉ cần ký và nộp hồ sơ tại chỗ. Đối với hồ sơ nộp qua phương thức điện tử, trong trường hợp hồ sơ bị quá nhiều lỗi sai, công chức sẽ soạn hồ sơ theo nội dung doanh nghiệp kê khai và gửi lại bằng Email cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ có những điều kiện không thể thực hiện tại chỗ như ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hồ sơ đăng ký thay đổi cần biên bản họp thì công chức sẽ lập phiếu hướng dẫn, hỗ trợ để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
doanh thuận lợi nghĩa là CCHC tốt hơn, tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, coi lợi ích của nhà đầu tư như chính lợi ích của tỉnh mình, quốc gia mình. (Phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu năm 2016).
Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ ĐKDN qua mạng điện tử; Từng bước cho phép doanh nghiệp thực hiện 04 thủ tục gồm: 1. Đăng ký thành lập doanh nghiệp, 2. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, 3. Làm con dấu, 4. Công bố mẫu dấu, … trong một lần nộp hồ sơ, hiện nay thời gian thực hiện các thủ tục trên chỉ mất thời gian là 03 ngày thay vì mỗi lẫn nộp 01 thủ tục là 03 ngày. Đối với thủ tục công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, theo hướng dẫn chung của Cục quản lý đăng ký kinh doanh gửi các Phòng đăng ký kinh doanh trên cả nước, ngay tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện gộp việc yêu cầu đăng công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về ĐKDN sau khi được cấp Giấy CNĐKDN. Đối với việc khắc dấu, Phòng đăng ký kinh doanh đa kêu gọi, khuyến khích các cơ sở khắc dấu liên kết với phòng để hỗ trợ doanh nghiệp làm con dấu, đồng thời, cơ sở khắc dấu sẽ thay doanh nghiệp thực hiện việc gửi thông báo mẫu con dấu cho cơ quan ĐKKD.
Đẩy mạnh các tiện ích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đến giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu thông qua việc hỗ trợ tiếp nhân, trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính, nhất là Bưu điện tham gia tích cực vào việc hỗ trợ vận chuyển hồ sơ và kết quả từ Trung tâm đến các cơ quan, đơn vị [56]
quan ĐKKD ở cấp tỉnh, huyện trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Tiếp tục củng cố, kiện toàn, bố trí công chức, viên chức làm việc tại Bộ phận “Một cửa” có trình độ chuyên môn thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt hồ sơ cho doanh nghiệp và người dân, tiến tới thực hiện toàn bộ quy trình tại bộ phận “Một cửa” đối với những TTHC phổ biến và có số lượng hồ sơ phát sinh lớn, bảo đảm không tăng biên chế. Việc tổ chức, vận hành Bộ phận “Một cửa” cần có sự tham gia của các đầu mối kiểm soát TTHC để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm soát TTHC và theo dõi tình hình, kết quả giải quyết.
Tiếp tục quán triệt nghiêm túc tinh thần, thái độ, trách nhiệm của đội công chức, viên chức nhất là làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu thực sự trở thành địa chỉ tin cậy để các tổ chức, cá nhân đến giải quyết TTHC. Đồng thời xử lý nghiêm công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân khi giải quyết TTHC (nếu có), gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong việc để xảy ra tình trạng quá hạn trả kết quả qua hồ sơ TTHC [56].
Chỉ đạo, quán triệt ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức làm công tác ĐKKD. Làm tốt công tác động viên, khen thưởng công chức, viên chức được đánh giá cao trong TTHC và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật, thay thế công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định.
Kịp thời đề xuất chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng xử, giao tiếp, làm chủ các ứng dụng công nghệ thông tin cho công chức, viên chức tại Bộ phận “Một cửa” các cấp.
* Đối với cấp tỉnh
Cơ quan ĐKKD thành lập doanh nghiệp là Sở Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên sau khi Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Lai Châu đi vào hoạt
động thì công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ĐKKD nằm ở trung tâm. Do đó cần kịp thời, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, phân công công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ ở hai nơi cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là thực hiện nghiêm chỉnh văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu cần phối hợp với các sở, ngành, đơn vị đẩy mạnh việc rà soát, nâng cao tỷ lệ TTHC để lựa chọn, kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền tối đa cho công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm thực hiện việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ TTHC ngay sau khi tiếp nhận, tăng số lượng TTHC thực hiện đủ 4 bước (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, trả kết quả) tại trung tâm. Đồng thời các sở, ngành, đơn vị có TTHC thực hiện ở trung tâm cần đẩy mạnh việc rà soát, nâng cao tỷ lệ TTHC áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 [56].
* Đối với cấp huyện
Cần chủ động rà soát số lượng, chất lượng công chức, viên chức làm nhiệm vụ ĐKKD thành lập doanh nghiệp, từ đó có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, … cho phù hợp, góp phần nâng cao năng lực công chức, đáp ứng được yêu cầu chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Cần có chính sách đai ngộ thỏa đáng để có thế giúp công chức, viên chức yên tâm công tác, tránh tình trạng nhũng nhiễu, hạch dịch, cửa quyền dẫn đến làm giảm lòng tin của nhân dân.
Sáu là: Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin ĐKKD và lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân
Thường xuyên cập nhật Luật và các VBQPPL quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp năm 202; hoàn thiện Quy trình nghiệp vụ ĐKKD trực tuyến để giúp đơn giản hóa TTHC, giảm các khâu trung gian
không cần thiết làm chậm thời gian giải quyết thủ tục ĐKKD; rà soát dữ liệu doanh nghiệp đăng ký mới, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức, … trên Cổng Thông tin điện tử ĐKKD quốc gia, Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu để đảm bảo nguồn thông tin về ĐKKD thành lập doanh nghiệp được cập nhật, chính xác và thống nhất phục vụ cho công tác ĐKKD.
Thường xuyên nâng cấp hình thức, nội dung của Cổng thông tin điện tử ĐKKD quốc gia, Cổng dịch vụ công trực tuyến tỉnh Lai Châu và chuẩn hóa, đồng bộ dữ liệu doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ĐKKD thành lập doanh nghiệp qua mạng điện tử; xây dựng cơ sở dữ liệu về tình hình hoạt động; lập phương án, cách thức trao đổi thông tin với cơ quan có liên quan; công khai hóa thông tin; xây dựng hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
Triển khai đánh giá việc giải quyết TTHC và đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp, người dân đến giao dịch qua Hệ thống phần mềm và xin ý kiến qua Phiếu đánh giá đối với việc giải quyết TTHC tại bộ phận Một cửa các cấp, bảo đảm thực chất, tránh hình thức [56].
Bẩy là: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát doanh nghiệp
Cần chủ động khảo sát, xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp hàng năm và thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, để từ đó đánh giá toàn diện các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồng thời có chế tài, biện pháp xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng sức răn đe cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.
trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về TTHC.
Nghiêm túc xử lý các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định thêm TTHC cho doanh nghiệp và người dân.
Khắc phục tình trạng quá hạn trong giải quyết TTHC vá thực hiện nghiêm việc xin lỗi tổ chức, cá nhân khi xảy ra tình trạng chậm, muộn trong giải quyết TTHC.
Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải quyết, trả kết quả TTHC. Kịp thời báo cáo, kiến nghị với UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh việc chậm trễ, quá hạn trong giải quyết TTHC của các cơ quan, đơn vị. Hạn chế tối đa tỷ lệ hồ sơ quá hạn. Đôn đốc thực hiện việc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản, hẹn ngày trả kết quả kịp thời đối với các trường hợp quá hạn theo quy định [56].