Trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 60 - 63)

Pháp luật về ĐKKD quy định rất cụ thể trình tự, thủ tục, hồ sơ ĐKKD đây được xem là cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể ĐKKD trên con đường khởi nghiệp thành lập doanh nghiệp, nắm bắt được các thủ tục pháp lý về trình tự, thủ tục, hồ sơ. Quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ ĐKKD bao gồm: Cơ quan có trách nhiệm thực hiện, trình tự, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ, lệ phí ĐKKD, Giấy CNĐKDN, …

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014:

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật này cho Cơ quan đăng ký kinh doanh [43, Điều 17, Khoản 1]

2. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ [43, Điều 17, Khoản 2]

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, sự phối hợp liên thông giữa các cơ quan trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lao động, bảo hiểm xa hội và đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử [43, Điều 17, Khoản 3]

doanh nghiệp với Cơ quan ĐKKD:

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây: a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh; b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính; c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. [48, Điều 26, Khoản 1]

Như vậy phương thức “Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp”

[48, Điều 26, Khoản 2] một trong những phương thức đăng ký mới so với các phương thức truyền thống khác đó là “Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan ĐKKD”; “đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính”. Do đó pháp luật quy định rõ việc nộp hồ sơ, giá trị pháp lý của hồ sơ, thời gian Cơ quan ĐKKD nhận hồ sơ đó là:

4. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy. [48, Điều 26, Khoản 2]

5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và

nêu rõ lý do. [48, Điều 26, Khoản 5]

Hồ sơ ĐKDN đối với DNTN, Công ty HD, Công ty TNHH, Công ty CP bắt buộc phải có Giấy ĐNĐKDN còn các thành phần khác trong hồ sơ như: Điều lệ công ty, danh sách thành viên, bản sao các giấy tờ, … thì tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước yêu cầu chủ thể kinh doanh phải nộp, được quy định tại các Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Luật Doanh nghiệp 2014.

Theo quy định tại Nghị định số 108/2018/NĐ-CP ngày 23/8/2018 của Chính phủ “2. Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký để nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường Bưu điện” [21, Điều 1, Khoản 8] thì doanh nghiệp được lựa chọn một trong hai hình thức: Nộp trực tiếp tại Phòng ĐKKD hoặc đăng ký nộp hồ sơ, nhận kết quả qua đường Bưu điện. Với quy định tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, hồ sơ ĐKDN đa được đơn giản hóa tối đa và tuân thủ theo thông lệ của các nước có môi trường kinh doanh tốt, đó là: Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm; cơ quan ĐKKD chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ.

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 đa bổ sung hồ sơ đăng ký Công ty TNHH được quy định tại Điều 21, Công ty CP được quy định tại Điều 22 phải có bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật” [48, Điều 21, Khoản 4, điểm b; Điều 22, Khoản 4, điểm a], tương tự như thành viên Công ty TNHH và cổ đông sáng lập Công ty CP. Việc cấp GCNĐKKD

Như vậy hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là điều kiện cần để cơ quan ĐKKD xem xét cấp Giấy CNĐKDN cho doanh nghiệp (có sự phân hóa về mặt loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký và được đánh giá là tương đối chặt chẽ. Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hồ sơ đăng ký thành

lập là khác nhau). Trình tự, thủ tục, hồ sơ ĐKKD là một TTHC, ở đó cơ quan ĐKKD sẽ đưa ra một quyết định hành chính cho phép tổ chức hoặc cá nhân được thành lập doanh nghiệp hoặc tiến hành hoạt động kinh doanh nào đó. Quyết định của cơ quan kinh doanh được thể hiện dưới hình thức cấp Giấy CNĐKDN, một trong những biện pháp quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh, hạn chế hoạt động kinh doanh trái pháp luật, đồng thời Nhà nước thống nhất được việc quản lý hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp, nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế trong các ngành, lĩnh vực, từ đó có những chính sách thích hợp để điều tiết nền kinh tế. Ngoài ra còn góp phần đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người kinh doanh và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w