Một là: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và chính quyền các cấp cần quan tâm, tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện Chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn đến 2050, quy hoạch ngành, quy hoạch một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao như: Cao su, mắc ca, sơn tra, chè, cây dược liệu, … sản phẩm thủy sản chất lượng như: Cá hồi, cá tầm, cá lăng, cá chiên, … làm cơ sở cho việc định hướng, tìm kiếm cơ hội cho các nhà đầu tư.
Hai là: Cần chỉ đạo, xây dựng hệ thống chính sách, khuyến khích, đổi mới thu hút so với các tỉnh trong khu vực Miền núi, tăng cường ưu đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tập trung nguồn lực đầu tư, kinh doanh vào các lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Lai Châu như: Nông nghiệp, du lịch sinh thái, thủy điện, đặc sản vùng, …; khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư kinh doanh, hỗ trợ đào tạo, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ... Qua đó hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào điều tra, khảo sát thị trường để đầu tư vào tỉnh Lai Châu.
đai, ưu tiên cho phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, nhất là đối với hoạt động ĐKKD thành lập doanh nghiệp, đẩy mạnh CCHC, nhanh chóng đơn giản hóa TTHC, trước hết việc cần làm ngay là rút ngắn thời gian giải quyết ĐKKD thành lập doanh nghiệp vì việc giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn kéo dài; trong trả lời, giải quyết những kiến nghị của doanh nghiệp đề nghị gắn việc giải thích với giải quyết cụ thể, tránh trích dẫn các văn bản mà không giải quyết những vấn đề cụ thể mà doanh nghiệp cần; công khai các TTHC về ĐKKD thành lập doanh nghiệp; học hỏi kinh nghiệm các tỉnh bạn về cải thiện chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); … có như vậy mới thu hút, giữ chân được doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Bốn là: Cần khơi gợi được sự đồng thuận với các nhà đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa đến các nhà đầu tư mới thành lập, để sau khi tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, nhanh chóng công khai trong cam kết tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn, tạo điều kiện và tâm lý tối đa cho các doanh nghiệp, có chính sách ưu đai thuê đất làm mặt bằng trụ sở, văn phòng làm việc, nơi sản xuất kinh doanh và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng, hỗ trợ đào tạo nghề, … qua đó các doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng kinh doanh, tạo việc làm nhiều hơn cho người lao động trên địa bàn.
Năm là: Tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị cho Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Lai Châu, bộ phận “Một cửa” ở các huyện, thành phố, Cổng dịch vụ công trực tuyến - Hệ thống một cửa điện tử tỉnh Lai Châu. Nâng cao năng lực, sắp xếp lại bộ máy hành chính, xây dựng văn hóa công sở trong giao tiếp, trong lề lối làm việc nhằm nâng cao trách nhiệm của công chức, viên chức, nhất là đối với công chức làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC về ĐKKD thành lập doanh nghiệp.
như: Trung tâm Trợ giúp pháp lý tỉnh - Sở Tư pháp tỉnh Lai Châu; Trung tâm Tư vấn pháp luật - Hội Luật gia tỉnh; Đoàn Luật sư tỉnh Lai Châu, … . Qua đó kịp thời tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở địa phương về kiến thức kinh doanh, về môi trường đầu tư trong quá trình hội nhập KTQT, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ở địa phương đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Có hướng giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tháo gỡ một phần khó khăn trước mắt, đồng thời có kế hoạch cụ thể lâu dài về môi trường đầu tư cho phù hợp với điều kiện phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoạt động ĐKKD là hoạt động vô cùng quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp khởi sự kinh doanh mà còn là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động ĐKKD. Tuy nhiên vẫn còn có những quy định chưa đáp ứng được yêu cầu, nếu chậm điều chỉnh sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển, tồn tại của doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các VBQPPL quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểu của luật ra đời đa có nhiều quy định mới liên quan đến ĐKKD thành lập doanh nghiệp, tạo điều kiện về môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, thuận lợi. Sự thay đổi của pháp luật về ĐKKD cùng với chủ trương, chính sách phù hợp từ phía các sở, ban, ngành tỉnh về cơ quan ĐKKD với chức năng, nhiệm vụ được cụ thể hóa sẽ tạo ra môi trường làm việc cho các chủ thể đến đăng ký kinh doanh dễ dàng hơn. Việc có rất nhiều thông tin ghi trong Giấy phép ĐKKD nay được rút ngắn, thực sự là một cải cách rất tiến bộ trong hoạt động cấp phép ĐKKD tạo môi trường thông thoáng trong hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay chỉ số môi trường hoạt động kinh doanh của Việt Nam nói chung, tỉnh Lai Châu nói riêng vẫn còn rất thấp nếu đem ra so sánh. Do đó để hoạt động ĐKKD đạt hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho các chủ thể, đòi hỏi cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ để hoàn thiện công tác ĐKKD trên nhiều phương diện, nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi ĐKKD trên địa bàn tỉnh Lai Châu, góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan ĐKKD, chủ thể ĐKKD, đơn giản hóa TTHC,... cho nên những kiến nghị đưa ra chủ yếu với mong muốn tạo một môi trường kinh doanh thật sự hấp dẫn, vì doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đến với tỉnh Lai Châu.
KẾT LUẬN
ĐKKD là bước đi đầu tiên của chủ thể kinh doanh trước khi bước vào môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, … Theo quy định của pháp luật, hiện nay Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021, gồm 10 Chương, 218 Điều. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong phạm vi Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, mặc dù vậy các giải pháp, kiến nghị đa tập chung theo sát Luật Doanh nghiệp năm 2020, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ĐKKD thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Với năng lực hạn chế, dù đa rất nỗ lực cố gắng nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy vậy vẫn có những giá trị tham khảo nhất định cho các nhà nghiên cứu, nhà bình luận cũng như cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách có liên quan. Tác giả tin rằng với những giải pháp, cũng như kiến nghị trong Luận văn sẽ là một phần thực tiễn cho các nhà nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về ĐKKD ở Việt Nam, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên địa bàn tỉnh Lai Châu, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Chủ thể ĐKKD khi ra nhập thị trường, hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động của cơ quan ĐKKD ở các cấp.