Thực tiễn áp dụng đăng ký kinhdoanh trên địa bàn tỉnh Lai Châu [62]

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 84 - 89)

Châu [62]

Lai Châu là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. Có 265,165 km đường biên giới Việt - Trung. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.068,78 km², đứng thứ 10 trong 63 tỉnh, thành cả nước. Có Cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng (Ngày 7/5/2020 Chính phủ đa ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP về việc phê duyệt nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Ma Lù

Thàng (Việt Nam) - Kim Thủy Hà (Trung Quốc) lên cửa khẩu quốc tế) và cùng với đó là được đầu tư nhiều lối mở trên tuyến biên giới trực tiếp giao lưu với vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam của Trung Quốc; được gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bằng các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thủy sông Đà, tiềm năng phát triển dịch vụ - thương mại, xuất nhập khẩu và du lịch. Đồng thời tỉnh Lai Châu cũng có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Là vùng đầu nguồn rộng lớn và phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số nên Lai Châu có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thủy điện lớn trên sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.

Hiện nay, Lai Châu có 08 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 106 đơn vị hành chính cấp xa (94 xa, 05 phường và 07 thị trấn). Cộng đồng dân cư trong tỉnh bao gồm có 20 dân tộc.

Vị trí địa lý của Lai Châu có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xa hội và an ninh, quốc phòng; tạo ra nhiều cơ hội để phát triển KTXH đa và luôn đặt ra nhiệm vụ trọng yếu trong bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền biên giới quốc gia trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xa hội chủ nghĩa.

Toàn tỉnh hiện có trên 52.000 ha đất trồng cây lương thực có hạt theo mô hình cánh đồng lớn như: Cánh đồng Mường Than, Bình Lư, Mường So, … Lai Châu còn có gần 400.000 ha đất có rừng, có hệ thống thảm thực vật đa dạng, đặc biệt có nhiều loại sản phẩm lâm sản có giá trị cao như: Bách xanh, gù hương, định đỏ, nghiến, táu, pơmu, .... trồng và phát triển rừng kinh tế,

rừng nguyên liệu phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ, tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh hiện nay đạt hơn 43,6%.

Địa hình chủ yếu là núi dốc tạo ra nhiều sông suối và có nhiều tiềm năng cho phát triển thủy điện. Hiện nay đang có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thủy điện trên địa bàn tỉnh.

Khoáng sản ở tỉnh Lai Châu cũng là tiềm năng và đang thu hút các doanh nghiệp vào khai thác.

Đối với lĩnh vực thương mại dịch vụ: Tổng mức bản lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước đạt 5.400 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2018; tổng giá trị xuất khẩu hàng địa phương năm 2019 ước đạt 15 triệu USD, vượt 34,1% kế hoạch.

Đặc biệt, tỉnh Lai Châu đa ban hành nhiều nghị quyết, chính sách ưu đai khuyến khích đầu tư và lập danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư như: Quyết định số 02/2004/QĐ-UBND ngày 10/3/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý và chính sách ưu đai đối với Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng; Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đai khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về chính sách ưu đai, hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục thực hiện ưu đai, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định số 1003/QĐ-UBND ngày 03/8/2010 và Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Lai Châu; các chính sách hỗ trợ các đơn vị doanh nghiệp tham gia trồng rừng; Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất và hỗ trợ đầu tư phát triển cao su đại điền trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Quyết định số 75/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số

441/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành tạm thời chính sách hỗ trợ đầu tư và cơ chế quản lý vùng nguyên liệu chè tập trung trên địa bàn tỉnh, … Ngoài các chính sách, chế độ ưu đai được hưởng theo pháp luật, các doanh nghiệp, nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Lai Châu còn được hưởng chính sách ưu đai về thuế, đất đai, bảo lanh tín dụng, … Đa thành lập các Trung tâm như: Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư; Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại; Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch; … để thực hiện công tác tư vấn, hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, lựa chọn, xây dựng phương án triển khai dự án đầu tư.

Qua khảo sát tỉnh Lai Châu đa thu hút được hơn 200 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng số vốn đăng kí đạt gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó có trên 20 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản với tổng số vốn đăng kí gần 5.000 tỷ đồng. Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh Lai Châu đa đề ra 5 nhóm giải pháp về chính sách như: Giải pháp về đất đai, khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường và chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư, ... Riêng đối với giải pháp về đất đai, tỉnh Lai Châu thực hiện ưu đai và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, địa bàn nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ, thực hiện giao và cho thuê đất đối với những diện tích đất do Nhà nước quản lý. Khuyến khích nông dân góp giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác đầu tư cùng doanh nghiệp. Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm thực hiện, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang dần ổn định và có hướng tăng trưởng. Điều đó kéo theo việc thu hút người lao động vào làm trong các doanh nghiệp.

Theo thống kê đến cuối năm 2019 tỉnh Lai Châu có 1.427 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động với 41.383 lao động trong các doanh nghiệp với 140 doanh nghiệp thành lập mới.

Dưới đây là Bảng thống kê số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong giai đoạn 2015 - 2019:

Bảng 2.1: Thống kê số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2015 – 2019

Năm Doanh nghiệp đăng kýthành lập mới Tổng số doanhnghiệp Số lao động trongdoanh nghiệp

2015 115 1.071 33.836

2016 130 1.115 34.210

2017 155 1.269 38.090

2018 145 1.343 41.633

2019 140 1.427 41.383

(Nguồn: UBND tỉnh Lai Châu (2019), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh từ năm 2015 đến năm 2019).

Sau hơn 15 năm chia tách, thành lập, tính đến nay tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu là 1.427 doanh nghiệp với 41.383 lao động; có 136 doanh nghiệp mới kê khai thuế, nâng tổng số đang hoạt động và kê khai thuế lên 1.228 doanh nghiệp, trong đó đăng ký hoạt động ở lĩnh vực: Công nghiệp xây dựng chiếm 77%, thương mại dịch vụ chiếm 19%, nông nghiệp chiếm 4%. Tổng số thuế do các doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước ước đạt trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên còn tồn tại nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và hoạt động chưa có hiệu quả, ít nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh Coovit 19 bùng phát. Cụ thể năm 2019 thực hiện rà soát đa có 128 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chừng. Do vậy, số lao động trong các doanh nghiệp cũng biến động thường xuyên, dẫn đến việc tuyển dụng cũng biến động.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Lai Châu được phân bố ở tất cả các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Lai Châu. Song lại có sự phân bố không đều. Cụ thể theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư số lượng doanh nghiệp, số lượng lao động trong doanh nghiệp phân bố ở 08 đơn vị hành chính: Thành

phố Lai Châu, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên, huyện Tam Đường, huyện Mường Tè, huyện Sìn Hồ, huyện Phong Thổ và huyện Nậm Nhùn.

Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn 08 đơn vị hành chính tỉnh Lai Châu tính đến 31/12/2019 Stt Đơn vị hành chính Số lượng doanh nghiệp Số lao động trong doanh nghiệp 1 Thành phố Lai Châu 681 19.749 2 Huyện Tân Uyên 124 3.596 3 Huyện Than Uyên 138 4.002 4 Huyện Mường Tè 106 3.074 5 Huyện Sìn Hồ 94 2.726 6 Huyện Phong Thổ 98 2.842 7 Huyện Tam Đường 102 2.958 8 Huyện Nậm Nhùn 84 2.436

Tổng số 1.427 41.383

(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lai Châu (2019), Thống kê danh sách doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tính đến 31/12/2019)

Theo đó, số lượng doanh nghiệp ĐKKD trên địa bàn tỉnh Lai Châu là không đồng đều, trong 08 đơn vị hành chính thì Thành phố Lai Châu là đơn vị thu hút nhiều doanh nghiệp nhất. Ngược lại huyện Nậm Nhùn (là huyện mới tách ra từ huyện Mường Tè) có ít doanh nghiệp nhất. Đối với các đơn vị hành chính còn lại thì số lượng doanh nghiệp tương đối ngang nhau. Tuy nhiên, chênh lệch số doanh nghiệp giữa thành phố với các huyện tương đối lớn. Do vậy số lượng chủ thể ĐKKD thành lập doanh nghiệp cũng khác nhau.

Một phần của tài liệu Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh lai châu (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w