Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phấn tập đoàn Masan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 30)

5. Bố cục

2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phấn tập đoàn Masan

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Giới thiệu về tập đoàn Masan Group

Masan Group là một cách gọi khác của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan do ông Nguyễn Đăng Quang sáng lập và điều hành, hiện đang giữ chức vị Chủ tịch Hội đồng quản trị. Tiền thân của tập đoàn Masan Group là nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga được thành lập năm 1990. Tháng 8/2009 , Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan được đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group). Thời điểm này cái tên Masan vẫn còn chưa được phổ biến tại thị trường Việt Nam. Đây cũng cột mốc đánh dấu Masan chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán. Masan Group được biết đến là một doanh nghiệp

Nam.. Đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mà Masan Group tập trung đến là hàng tiêu dùng và tài nguyên của Việt Nam. Với mục tiêu trở thành tập đoàn kinh doanh số 1 tại Việt Nam, Masan không ngừng phát triển trong suốt những năm vừa qua.

Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016. Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị trí 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước. Doanh thu vào năm 2016 của Masan đạt được lên đến 43.298 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam thuộc tập đoàn Masan Group với vốn điều lệ là 5.273 tỷ đồng. Công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng). Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu. Trong năm 2020, Masan Consumer tự hào lần thứ 3 liên tiếp đứng đầu “Top 10 Công ty thực phẩm uy tín” theo Vietnam Report. Ngoài ra, Masan Consumer tiếp tục nằm trong Top 3 Nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất ở cả bốn vùng Thành thị và Nông thôn Việt Nam trong suốt 8 năm qua theo Bảng xếp hạng Brand Footprint của Kantar Worldpanel 2020.

Quá trình xây dựng và phát triển của Masan Group

Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm vào năm 1996 khi thành lập Công ty Cổ phần Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến, chuyên về gia vị.

Năm 2000, thành lập công ty Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Minh Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu.

Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Masan được tung ra thị trường: Nước tương Chin-su.

Năm 2003, sáp nhập công ty Việt Tiến và công ty Minh Việt, đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Ma San. Trong năm này tung ra thị trường sản phẩm nước mắm cao cấp Chin-su.

Trong năm 2007, công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.

Năm 2008, Công ty Cổ phần Công nghiệp - Thương mại Masan đổi tên Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan (Masan Food).

Năm 2011, Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đổi tên thành Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. của Mỹ, qua đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.

Cuối năm 2011, Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.

Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha Asia Holdings Pte. (Thái Lan), tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Theo giao dịch giữa 2 bên, Masan sẽ nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi "Chin-Su Yod Thong" cho thị trường Thái Lan.

Sự kiện tương ớt Chin-Su chính thức có mặt và nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản nằm trong khuôn khổ Ngày Hội ẩm thực Việt Nam "Vietnam Food Day" tại thành phố Osaka do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức sáng ngày 3 tháng 8 năm 2019. Qua quá trình kiểm tra, công ty đánh giá tương ớt Chin-Su khá đậm đà. Việc nhập khẩu nhằm cung ứng

cho cộng đồng người Việt tại Nhật cũng như để cung cấp một loại gia vị mới cho người Nhật trong các bữa ăn và chế biến thực phẩm.

Ngoài tương ớt Chin-Su, công ty còn nhập thêm nước mắm Nam Ngư, cà phê hòa tan Vincafe Biên Hòa. Phó tổng giám đốc Masan Consumer - ông Phạm Hồng Sơn nhìn nhận, Nhật Bản là thị trường tiềm năng. "Công ty đã mất một thời gian dài để tìm hiểu và nghiên cứu sâu về ẩm thực cũng như đặc tính các món ăn, cách ăn và khẩu vị của người Nhật. Sản phẩm lần này dành riêng cho thị trường Nhật, phù hợp với khẩu vị và các tiêu chuẩn của Nhật Bản", ông Sơn nói. Theo mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

Công Ty Cổ Phần VinaCafé Biên Hòa: Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Công Ty Cổ Phần Hàng Tiêu Dùng Masan: Tầng 12, Tòa Nhà MPlaza SaiGon, Số 39 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Masan Group là một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực hoạt động với nhiều công ty con được thành lập. Mỗi công ty khác nhau của Masan sẽ đại diện cho một thị phần kinh doanh mà Masan đang tiến hành đầu tư. Cụ thể, những công ty thuộc tập đoàn Masan hiện nay có thể kể tới như:

+ Masan Consumer Holdings: hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Masan Consumer Holdings còn được chia nhỏ thành 2 công ty nhỏ khác là: Masan Consumer và Masan Brewery.

+ Công ty Masan Resources: được đánh giá là doanh nghiệp có hoạt động thuộc khu vực kinh tế về tài nguyên lớn nhất trong nước hiện nay. Rất nhiều các án lớn đang được phát triển bởi Masan Resources như: mỏ đa kim Núi Pháo; các tài nguyên được công ty khai thác tập trung gồm: Vonfram, Florit và Bismut.

Hình 2.1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Masan Consumer.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3.1 Chức năng

Định hướng chiến lược, hội đồng quản trị luôn nhất quán trong việc xây dựng Công ty Cổ phần MASAN trở thành Công ty số một trong lãnh vực thực phẩm tại Việt Nam, trước tiên là vị trí dẫn đầu trong ngành hàng gia vị. Hội đồng quản trị xác định mục tiêu dài hạn, tập trung toàn nguồn lực để đạt mục tiêu trên.

Giúp cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi, định hướng cho sự tập hợp, khai thác năng lực cốt lõi và phát triển cơ bản cho tổ chức, tạo khuôn khổ cho việc quản lý tất cả các ngành, các đơn vị kinh doanh và bộ phận chức năng của công ty, tạo sự chủ động trong phòng ngừa đối phó rủi ro của công ty.

2.1.3.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của công ty nhằm xác định lĩnh vực kinh doanh chủ chốt để hướng tới giành ưu thế trên thương trường, giúp định hướng phát triển cơ hôi kinh doanh và tầm

nhìn chiến lược. Từ đó tập trung và phân bổ nguồn lực cho các đơn vị kinh doanh. Phân hợp hoạt động, chuyển đổi nguồn lực và tăng cường năng lực cốt lõi cho các bộ phận Ngoài ra, xác định chiến lược kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty nhằm phát triển sản phẩm với quy mô lớn để mang lại giá thành hợp lý cho người tiêu dùng trong tất cả mọi phân khúc sản phẩm và đầu tư mạnh mẽ cho công nghệ mới. Tạo ra một môi trường làm việc công bằng và bình đẳng để duy trì một văn hóa công ty thúc đẩy thành công. Thúc đẩy năng suất nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng với mức giá hợp lý hơn.

2.1.4 Cơ sở vật chất

Bao gồm các công ty thành viên:

 Công ty cổ phần Masan Phú Quốc

 Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Hoa Sen

 Công ty cổ phần Công nghệ Thông tin & Viễn Thông Masan ( IT&T)

 Công ty cổ phần khai thac khoáng sản Minh Tiến ( Mitec Corporation)

 Công ty cổ phần Công nghiệp Masan ( Masan Industrial Corporation – MSI)

 Công ty cổ phần Công nghệ Thực phẩm Việt Tiến

 Công ty cổ phần Bao bì Minh Việt

 Công ty cổ phần Công nghiệp – Thương mại Masan

 Công ty cổ phần đầu tư Masan ( Masan Investment Corporation – MIC)

Cơ sở vật chất: Công nghệ hiện đại, dây chuyển thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE – ITALIA, Nhà máy đang đầu tư xây dựng một phòng thí nghiệm hiện đại theo tiêu chuẩn ISO 17025 với mục đích kiểm tra các chỉ tiêu theo yêu cầu để kiểm soát chất lượng, Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000; Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM, Thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, Trung tâm

Nghiên cứu và Phát triển Sản phẩm ( MRD – MASAN Research & Development Center) hiện đại bậc nhất của Việt Nam, Hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ERP – Oracle cho toàn hệ thống thương mại và sản xuất, Masan Phú Quốc, diện tích hơn 20.000m2 tại Ấp Suối Đá, Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc. Ngoài ra, MSI sẽ đưa vào sử dụng thêm 4 dây chuyền hiện đại trong năm 2008. Nhà máy cũng sẽ đầu tư thêm để xây dựng 1 xưởng sản xuất gia bị mì trên diện tích 3,000m2. VTF sẽ xây thêm nhà máy hiện đại ở Bình Dương với mặt bằng rộng lớn hơn cùng các dây chuyền sản xuất tiên tiến vào bậc nhất thế giới. MVP sẽ đầu tư thêm 1 xưởng PET để tăng gấp đôi nguồn cung ứng chp VTF. Hệ thống Balanced Scorecard để đo lường việc thực hiện kế hoạch trên 4 yếu tố là khách hàng, tài chính, qui trình nội bộ cũng như các yếu tố nhận thức & phát tiển của con người trong công ty.

2.1.5 Tình hình nhân sự

Hình 2.1.5: Sơ đồ nhân sự Công ty Cổ phần Masan.

- Hội đồng Quản trị

Ông Nguyễn Đăng Quang: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Danny Le: Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Bà Nguyễn Hoàng Yến: Thành viên Hội đồng Quản trị Ông Nguyễn Đăng Quang: Thành viên Hội đồng Quản trị Ông Nguyễn Thiều Quang: Thành viên Hội đồng Quản trị

- Ban Kiểm Soát

Ông Nguyễn Quỳnh Lâm: Trưởng Ban Kiểm Soát Bà Phan Thị Thúy Hoa: Thành viên

- Ban Điều hành

Ông Danny Le: Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan

Ông Michael Hung Nguyên: Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Tài chính Masan Group Bà Đoàn Thị Mỹ Duyên: Kế Toán Trưởng

Ông Trương Công Thắng: Chủ Tịch Hội đồng quản trị & Tổng Giám đốc The CrownX Ông Phạm Trung Lâm: Tổng Giám Đốc Masan MEATLife

Ông Craig Richar Bradshaw: Tổng Giám Đốc Masan High-Tech Materials

Tính đến hết ngày 31/12/2020, Masan Consumer có 5.575 cán bộ công nhân viên, gồm 3.585 nam (64%) và 1.990 nữ (36%) và đội ngũ này được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao cụ thể như sau:

Trình độ Số lượng Tỷ lệ Trên đại học 47 1% Đại học 1.736 31% Cao đẳng 625 11% Trung cấp 489 9% PTTH 884 16%

PTCS 1749 32%

Tổng cộng 5.575 100%

Bảng 2.1.5: Tổng hợp trình độ học vấn cán bộ nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.

Masan hiểu rằng để có những thành công lớn như ngày hôm nay cũng như đạt được kỳ vọng cho tương lai thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Từ khi thành lập, Masan luôn coi con người của công ty là một lợi thế cạnh tranh với mục tiêu “Công ty là nơi hội tụ và nuôi dưỡng khát vọng tài năng”.

Về tuyển dụng, tùy theo từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu chuẩn bắt buộc riêng. Song tất cả các chức danh đều phải đáp ứng yêu cầu cơ bản như: trình độ chuyên môn, tốt nghiệp đúng chuyên ngành, năng động, nhiệt tình, ham học hỏi, có ý thức sáng tạo. Đối với các vị trí quan trọng thì các yếu tố tuyển dụng khá khắt khe, với các tiêu chuẩn kinh nghiệm công tác, khả năng phân tích, quản lý và trình độ ngoại ngữ, tin học đạt yêu cầu công ty đề ra.

Về đào tạo, công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên tham gia các khóa huấn luyện nội bộ và bên ngoài để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, học tập những kỹ năng mới cần thiết cho nhân viên để phát triển năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại cũng như trong tương lai của công ty. Công ty đài thọ 100% chi phí học tập cũng như chế độ lương trong thời gian học tập và những nhân viên có thành tích học tập khá trở lên sẽ được khen thưởng.

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích sự tăng trưởng của các nhân tố về tài sản và nguồn vốn

Cân đối kế toán Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tài sản ngắn hạn 15,144,937 12,499,618 24,261,892 29,760,685 Tài sản dài hạn 48,383,585 52,078,995 73,035,359 85,975,877

Tổng cộng tài sản 63,528,522 64,578,613 97,297,251 115,736,562

Nợ phải trả 43,303,327 30,498,935 45,408,844 90,706,283 Vốn chủ sở hữu 20,225,195 34,079,678 51,888,407 25,030,279

Tổng cộng nguồn vốn 63,528,522 64,578,613 97,297,251 115,736,562

Bảng 2.2.1.1.1: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020. Tăng trưởng 2018 2019 2020 Tài sản ngắn hạn -17.47 94.10 22.66 Tài sản dài hạn 7.64 40.24 17.72 Tổng cộng tài sản 1.65 50.66 18.95 Nợ phải trả -29.57 48.89 99.75 Vốn chủ sở hữu 68.50 52.26 -51.76 Tổng cộng nguồn vốn 1.65 50.66 18.95

Bảng 2.2.1.1.2: Bảng tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020. 20170 2018 2019 2020 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÀI SẢN

Tổng cộng tài sản Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Hình 2.2.1.1.1: Sự tăng trưởng của tài sản Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

20170 2018 2019 2020 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN

Tổng cộng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Hình 2.2.1.1.2: Sự tăng trưởng của nguồn vốn Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

Nhận xét:

Đối với tài sản, từ năm 2017 đến năm 2018 Masan không có sự tăng trưởng nhiều về tài sản, thậm chí tài sản ngắn hạn còn giảm đi 17%, tài sản dài hạn tăng trưởng ít nên chung quy lại năm 2018 chỉ tăng thêm hơn 1% về tài sản. Sang năm 2019 tài sản của doanh nghiệp tăng mạnh mẽ, khi tài sản ngắn hạn tăng tới 94% gần gấp 2 lần so với cùng kì năm trước, tài sản dài hạn cũng tăng hơn 40%, có thể Masan đã mở rộng thêm quy mô ở năm này. Tới năm 2020 tài sản đều tăng mạnh nhưng không bằng năm trước, lượng tài sản tăng đều ≈ 20%.

Đối với nguồn vốn, năm 2018 Masan đã giảm đi được gần 30% số nợ phải trả và tăng thêm 68,5% vốn chủ sở hữu do đó tổng nguồn vốn không thay đổi đáng kể. Sang năm 2019, cả lượng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh trở lại xấp xỉ 50%. Và

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w