Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 38)

5. Bố cục

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần tập đoàn Masan

2.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích sự tăng trưởng của các nhân tố về tài sản và nguồn vốn

Cân đối kế toán Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tài sản ngắn hạn 15,144,937 12,499,618 24,261,892 29,760,685 Tài sản dài hạn 48,383,585 52,078,995 73,035,359 85,975,877

Tổng cộng tài sản 63,528,522 64,578,613 97,297,251 115,736,562

Nợ phải trả 43,303,327 30,498,935 45,408,844 90,706,283 Vốn chủ sở hữu 20,225,195 34,079,678 51,888,407 25,030,279

Tổng cộng nguồn vốn 63,528,522 64,578,613 97,297,251 115,736,562

Bảng 2.2.1.1.1: Bảng cân đối kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020. Tăng trưởng 2018 2019 2020 Tài sản ngắn hạn -17.47 94.10 22.66 Tài sản dài hạn 7.64 40.24 17.72 Tổng cộng tài sản 1.65 50.66 18.95 Nợ phải trả -29.57 48.89 99.75 Vốn chủ sở hữu 68.50 52.26 -51.76 Tổng cộng nguồn vốn 1.65 50.66 18.95

Bảng 2.2.1.1.2: Bảng tốc độ tăng trưởng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020. 20170 2018 2019 2020 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TÀI SẢN

Tổng cộng tài sản Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn

Hình 2.2.1.1.1: Sự tăng trưởng của tài sản Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

20170 2018 2019 2020 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000

SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NGUỒN VỐN

Tổng cộng nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả

Hình 2.2.1.1.2: Sự tăng trưởng của nguồn vốn Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

Nhận xét:

Đối với tài sản, từ năm 2017 đến năm 2018 Masan không có sự tăng trưởng nhiều về tài sản, thậm chí tài sản ngắn hạn còn giảm đi 17%, tài sản dài hạn tăng trưởng ít nên chung quy lại năm 2018 chỉ tăng thêm hơn 1% về tài sản. Sang năm 2019 tài sản của doanh nghiệp tăng mạnh mẽ, khi tài sản ngắn hạn tăng tới 94% gần gấp 2 lần so với cùng kì năm trước, tài sản dài hạn cũng tăng hơn 40%, có thể Masan đã mở rộng thêm quy mô ở năm này. Tới năm 2020 tài sản đều tăng mạnh nhưng không bằng năm trước, lượng tài sản tăng đều ≈ 20%.

Đối với nguồn vốn, năm 2018 Masan đã giảm đi được gần 30% số nợ phải trả và tăng thêm 68,5% vốn chủ sở hữu do đó tổng nguồn vốn không thay đổi đáng kể. Sang năm 2019, cả lượng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng mạnh trở lại xấp xỉ 50%. Và tới năm 2020 có thể nói là công ty đã tăng thêm một lượng nợ rất khủng, gấp đôi so với cùng kì năm trước, hơn nữa lượng vốn chủ sở hữu đã giảm đi hơn 50%.

Tỷ trọng 2017 2018 2019 2020 Tài sản ngắn hạn 23.84 19.36 24.94 25.71 Tài sản dài hạn 76.16 80.64 75.06 74.29 Tổng tài sản 100 100 100 100 Vốn ngắn hạn 24.45 24.46 31.34 33.59 Vốn dài hạn 75.55 75.54 68.66 66.41 Tổng nguồn vốn 100 100 100 100

Bảng 2.2.1.2: Tỷ trọng tổng tài sản và nguồn vốn Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

* Vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn

* Vốn dài hạn = Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu

Hình 2.2.1.2: Tỷ trọng tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2017-2020.

Nhận xét:

Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm đều thấp hơn nhiều so với tài sản dài hạn. Điều đáng nói, vốn ngắn hạn qua các năm đều cao hơn tài sản ngắn hạn, cho thấy những tài sản có tính thanh khoản cao của Masan chưa đủ đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn, như vậy thì tình hình tài chính của công ty chưa được cân bằng, công ty có thể gặp rủi ro về thanh toán.

Nguồn vốn của công ty chủ yếu phần lớn là nợ, tuy cốn dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng cao nhưng nợ dài hạn ở trong đó cũng rất nhiều.

2.2.2 Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 2019/2018 2020/201 9 Tỷ trọng 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 1.Doanh thu thuần 38,187 37,354 77,217 -2.18% 106.72% 2.Giá vốn hàng 26,306 26,412 59,329 0.41% 124.62% 68.89% 70.71% 76.8%

bán 3.Lợi nhuận gộp 11,881 10,941 17,888 -7.91% 63.5% 4.DT HĐTC 1,901 1,188 1,430 -37.52% 20.41% 5.Chi phí tài chính 3,090 2,200 4,556 -28.81% 107.07% 8.09% 5.89% 5.9% 6.Chi phí lãi vay 2,667 1,866 3,770 -30.05% 102.05% 7.Chi phí bán hàng 4,314 3,994 13,166 -7.40% 229.57% 11.3% 10.69% 17% 8.Chi phí QLDN 2,015 2,103 3,040 4.37% 44.57% 5.28% 5.63% 3.94% 9.LNST 5,621 6,364 1,395 13.22% -78.08%

Bảng 2.2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan năm 2018-2020.

Nhận xét:

- Về doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu của Masan năm 2019 giảm gần 1 nghìn tỷ đồng so với năm 2018 (giảm 2,18% so với năm 2018) nhưng trong năm 2020, doanh thu của công ty tăng mạnh, tăng gấp đôi doanh thu của năm 2019 ( cụ thể tăng 106,72% so với năm 2019).

- Về giá vốn hàng bán:

Tỷ lệ gia tăng giá vốn hàng bán có tốc độ nhanh hơn tỉ lệ gia tăng doanh thu (Cụ thể Doanh thu tăng 106,72% nhưng giá vốn hàng bán tăng 124,62%). Tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong cơ cấu doanh thu cũng ngày càng lớn (từ 68,89% năm 2018 tăng lên 76,83% năm 2020).

- Về chi phí tài chính:

Năm 2019, chi phí tài chính giảm mạnh 28,81% so với năm 2018. Tỷ lệ gia tăng chi phí tài chính năm 2020 sấp xỉ tỉ lệ gia tăng doanh thu khoảng 107,07% . Tuy nhiên tỷ trọng của chi phí tài chính trong cơ cấu doanh thu của Masan đang có xu hướng giảm dần (cụ thể năm 2018: chiếm 8.09% và năm 2020 chỉ chiếm 5,9% không có gì thay đổi nhiều so với năm 2019 dù doanh thu gấp 2 lần).

- Về chi phí bán hàng:

Năm 2019, chi phí bán hàng giảm 7,4% so với năm 2018. Tỷ lệ gia tăng chi phí bán hàng năm 2020 cao gấp 2 lần tỉ lệ gia tăng doanh thu . Và tỷ trọng của chi phí bán hàng trong cơ cấu doanh thu của Masan đang có xu hướng tăng (cụ thể năm 2018: chiếm 11,3% và năm 2020 chiếm 17,05% ).

- Về chi phí quản lý doanh nghiệp:

Chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng và tăng mạnh vào năm 2020. Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp trong cơ cấu doanh thu đang có xu hướng giảm

- Về lợi nhuận sau thuế:

Mặc dù doanh thu năm 2019 sụt giảm so với năm 2018 nhưng lợi nhuận sau thuế của Masan lại, cụ thể tăng 13,22% so với năm 2018. Do tốc độ gia tăng chi phí (cụ thể là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng) nhanh hơn tốc độ gia tăng doanh thu nên trong năm 2020 lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm mạnh , giảm 78,08% tương đương gần 5 nghìn tỷ đồng trong khi doanh thu của công ty tăng gấp 2 lần so với năm ngoái.

2.2.3 Thị trường và khách hàng mục tiêu2.2.3.1 Thị trường 2.2.3.1 Thị trường

Phân loại thị trường theo tiêu thức sản phẩm: Công ty đã hướng đến việc xây dựng các nhãn hiệu khác nhau cho các phân khúc thị trường khác nhau: Thị trường cao cấp và thị trường trung cấp.

Với chiến lược tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp Công ty Cổ phần Masan đưa ra các sản phẩm nước mắm Chinsu, mì Omachi và nước tương Chinsu nếp cái hoa vàng doanh số của các sản phẩm thuộc phân khúc này chiếm tỉ trọng 85% trong tổng số bán ra của cả ngành hàng.

Đối với phân khúc thị trường trung cấp, Masan đã cho ra đời sản phẩm nước mắm Nam Ngư, nước tương Tam Thái Tử và mì Tiến vua mà trong thời gian ngắn sản phẩm này đã tăng trưởng nhảy vọt.

Phân loại thị trường theo tiêu thức vùng địa lý: Thị trường trọng điểm trên thị trường Miền Trung bao gồm Đà Nẵng và một số thành phố lớn, nơi tập trung dân cư đông đúc và có nhu cầu tiêu dùng cao như Quảng Nam, Quảng Ngãi…tại Đà Nẵng công ty ký hợp đồng với 5 nhà phân phối nhằm bao phủ kín thị trường và đạt hiệu quả bán hàng cao nhất. Còn tại các tỉnh lớn có thể có 2 đến 3 nhà phân phối. Các tỉnh như Huế, Hà Tĩnh… thường là có một nhà phân phối đặt tại cỏc vựng thị xã hoặc thị trấn.

Phân loại thị trường theo tiêu thức khách hàng: Công ty phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng bằng cách hợp tác và bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng Vinmart, bán trên các sàn thương mại điện tử. Ngoài ra hình thức phân phối chính vẫn là bán hàng qua người tiêu thụ trung gian, đó có thể là các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, hệ thống siêu thị…Công ty kí hợp đồng phân phối với các nhà phân phối trên từng khu vực và áp dụng hình thức phân phối độc quyền theo vùng, lãnh thổ.

Khách hàng mục tiêu

Trước tiên ta hiểu khách hàng là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong muốn được thỏa mãn. Khách hàng rất đa dạng, khác nhau về lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội.

Khách hàng của Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan bao gồm cả khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng và cả khách hàng là trung gian. Hiện tại Công ty đang áp dụng

phân phối độc quyền do đó hiện tượng cạnh tranh về giá diễn ra rất ít, các sản phẩm ở các vùng miền khác nhau luôn có giá như nhau và giá đó là do Công ty quy định, do đó tạo sự công bằng và tránh tình trạng cạnh tranh về giá sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty. Công ty hiện tại đang chú trọng phát triển cả hai mảng thị trường đó là thị trường cao cấp với các sản phẩm tiêu biểu như: Mắm chinsu, nước tương Chinsu nếp cái hoa vàng, mì Omachi. Thị trường trung cấp với các sản phẩm tiêu biểu: Nước mắm nam ngư, nước tương Tam Thái Tử, mì Tiến Vua…Với phân khúc sản phẩm như vậy Masan đã phục vụ được nhu cầu của nhiều loại khách hàng mà có mức thu nhập khác nhau.

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh như hiện nay, có rất nhiều Công ty, tập đoàn lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm như Vina Acecook, Vifon, Micoem và rất nhiều cơ sở sản xuất nước mắm trên toàn quốc với giá rất cạnh tranh. Khi thị trường có rất nhiều người bán những sản phẩm tương tự để thỏa mãn cùng một loại nhu cầu thì người tiêu dùng có quyền lựa chọn tối đa. Người tiêu dùng chọn sản phẩm của ai thì người đó bán được hàng và tồn tại, phát triển. Do đó Công ty cần hướng về khách hàng để đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh, phải bán cái mà khách hàng cần.

Trong hoạt động kinh doanh khách hàng nằm ở vị trí trọng tâm, mọi quyết định về sản xuất kinh doanh phải được xuất phát từ khách hàng và hướng về khách hàng để phục vụ. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng Dự đoán Doanh nghiệp Khách hàng Điều khiển Công ty kinh doanh ngành hàng gia vị và mỡ gúi, do đó khách hàng của Công ty là một lực lượng rất đông đảo dân cư sống ở khắp các nơi trên cả nước, quy mô khách hàng rộng và phổ biến, để bán được nhiều hàng một điều rất quan trọng là các sản phẩm của công ty phải được bày bán một cách phổ biến tại tất cả các cửa hàng tạp hóa trên khắp cả nước. Khách hàng của công ty có thể mua sản phẩm của công ty một cách dễ dàng bất cứ khi nào họ có nhu cầu. Để phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng công ty có đội ngũ nhân viên bán hàng đông đảo, giàu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc tại 200 nhà phân phối trên khắp 63 tỉnh thành và bao phủ hơn 300.000 ngàn cửa hàng trên toàn quốc, phục vụ đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng.

2.2.4 Sản phẩm

Chinsu được xuất hiện trên thì trường vào năm 2002, sản phẩm ra đời đầu tiên đó là nước tương Chinsu. Một loại nước tương mang tính đột phá rất lớn so với các sản phẩm nước tương có mặt trên thị trường bởi hương vị thơm ngon cũng như vị ngọt đậm đà, sánh quyện, giúp bữa ăn của gia đình Việt trở nên phong phú, không những thế giá thành lại vô cùng hợp lý đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường gia vị. Với một sự thành công vượt trội của sản phẩm vào thời điểm đó ít ai biết được đứng sau nổ là một sự nổ lực của toàn bộ Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.

Cùng với sự nổ lực gần 22 năm của Masan trong ngành gia vị, thương hiệu Chinsu đã đem lại được nhiều thành công với ba loại gia vị khác nhau để giúp cho quá trình nấu ăn của các chị em trở nên dễ dàng hơn. Theo báo cáo thường niên của Công ty Masan vào cuối năm 2017, cho thấy thị trường tương ớt chiếm 43%, thị trường, nước tương chiếm 71% và thị trường nước mắm chiếm 70% so với các sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường Việt.

Với danh mục sản phẩm đa dạng và phong phú, Công ty Masan trở thành nơi “đầu mối” cung cấp sản phẩm tiêu dùng cho khoảng 300 nhà phân phối, đáp ứng các nhu cầu cơ bản hàng ngày của người tiêu dùng Việt Nam. Hơn nữa, 8 trung tâm phân phối của Masan được đặt ở những địa điểm chiến lược có khả năng phân phối các sản phẩm thực phẩm và đồ uống trong ngày đến từng nhà phân phối trên toàn quốc.

Với chiến lược nâng cao năng suất thông qua đổi mới và công nghệ, Công ty đã xây dựng nền tảng công nghệ tốt nhất để nâng cao hiệu quả của mạng lưới bán hàng, khả năng tiếp cận các nhà phân phối trên toàn mạng lưới, cũng như hỗ trợ lực lượng bán hàng hiệu quả hơn. Masan cũng đã triển khai thành công Hệ thống Quản lý Phân phối (“DMS”) hiện đại đến tất cả các nhà phân phối, cho phép truy cập dữ liệu thị trường theo thời gian thực, bao gồm doanh số và hiệu quả điểm bán hàng trên toàn bộ mạng lưới phân

phối. Tính tới thời điểm hiện tại, 98% hộ gia đình Việt đều có ít nhất 1 sản phẩm của Masan Consumer trong nhà đặc biệt là tương ớt chin-su

Hiện nay, Masan Consumer đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 43% thị phần tại Việt Nam. Công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu tương ớt Chin-Su sang các thị trường lớn và tiềm năng như Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Australia. Tương ớt Chin-Su là một trong những sản phẩm chiến lược của Masan Consumer để thâm nhập và khai thác thị trường quốc tế với mục tiêu tiến tới là nhãn hiệu tương ớt toàn cầu. Trong tầm nhìn của Masan Consumer đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

2.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Tại Việt Nam thì thị phần của tương ớt Chin-su đang dẫn đầu với 43% thị phần trong nước(2017) ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh như : Tương ớt Cholimex chiếm 37% thị phần ( của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex), Tương ớt Nam Dương với thị phần hơn 10% chỉ xếp sau 2 ông lớn là Chin-Su và Cholimex ( của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm quốc tế Nam Dương), Tương ớt Vifon ( của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ViFon), Tương ớt Gochujan được sản xuất từ Hàn Quốc…..

Nhìn chung thì 3 ông lớn trong ngành hàng tương ớt này đều đánh vào một điểm chung là giá cả hợp túi tiền và nhỏ gọn nhưng mỗi ông lớn lại có những chiến lược thị trường thì khác nhau và đa dạng.Và các nhãn hàng này đều có mặt ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ cho đến lớn.

Ở vị trí thứ hai, Cholimex Foods đang chứng minh sức hấp dẫn của thị trường khi ngành hàng tương ớt đóng góp doanh thu tốt. Những năm gần đây, Cholimex Foods đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân mỗi năm xuất xỉ 30%.Nhãn hàng

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w