Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 48 - 50)

5. Bố cục

2.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Tại Việt Nam thì thị phần của tương ớt Chin-su đang dẫn đầu với 43% thị phần trong nước(2017) ngoài ra còn có các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng lớn mạnh như : Tương ớt Cholimex chiếm 37% thị phần ( của Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex), Tương ớt Nam Dương với thị phần hơn 10% chỉ xếp sau 2 ông lớn là Chin-Su và Cholimex ( của công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm quốc tế Nam Dương), Tương ớt Vifon ( của công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ViFon), Tương ớt Gochujan được sản xuất từ Hàn Quốc…..

Nhìn chung thì 3 ông lớn trong ngành hàng tương ớt này đều đánh vào một điểm chung là giá cả hợp túi tiền và nhỏ gọn nhưng mỗi ông lớn lại có những chiến lược thị trường thì khác nhau và đa dạng.Và các nhãn hàng này đều có mặt ở khắp các cửa hàng lớn nhỏ cho đến lớn.

Ở vị trí thứ hai, Cholimex Foods đang chứng minh sức hấp dẫn của thị trường khi ngành hàng tương ớt đóng góp doanh thu tốt. Những năm gần đây, Cholimex Foods đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân mỗi năm xuất xỉ 30%.Nhãn hàng này cũng đang bám khá sát Masan Consumer với thị phần 37% (Masan là 43%). Bên cạnh đó, thị phần của Cholimex còn khá ổn định khi được các cửa hàng đồ ăn nhanh

Pizza Hut Việt Nam chọn là nhà cung ứng tương ớt, tương cà cho hệ thống cửa hàng của họ. Cholimex mặc dù đứng sau Chin-su về thị phần nhưng về sự đa dạng hóa sản phẩm thì Cholimex được xem là dẫn đầu tại thị trường Việt Nam với nhiều loại phù hợp với mọi lứa tuổi từ người lớn tuổi đến trẻ em đều sử dụng được như Tương ớt cay Cholimex, Tương ớt xí muội, tương ớt chua ngọt, tương ớt phở, tương ớt Sriracha…mỗi loại tương ớt đều phù hơp với những bữa ăn khác nhau của gia đình và giá cả chỉ giao động từ 10.000đ đến 21.000đ. Kết hợp với sự phủ khắp hiện nay thì tương ớt Cholimex được đánh giá là có tiềm năng có thể vượt qua cả Chin-su trong tương lai.

Tương ớt Nam Dương: với thị phần hơn 10% chỉ xếp sau 2 ông lớn là Chin-Su và Cholimex thì Nam Dương cũng được cho là có tiềm năng phát triển lớn. Mặc dù hiện nay Nam Dương đang chú trọng về mảng marketing để quảng bá sản phẩm nhưng lại không chú trong vào đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau( chủ yếu đánh vào sự thích ăn cay của giới trẻ) và thị trường còn chưa rộng khắp bằng 2 nhãn hàng lớn kia nên vẫn chưa được xem là đối thủ cạnh tranh mạnh của chin-su. Sau nhiều năm bị những tên tuổi lớn như Masan, Cholimex lấn át, cuối năm 2015, Saigon Co.op cũng đã bắt tay với Wilmar International Limited (Wilmar) thành lập liên doanh Công ty TNHH Thực phẩm Quốc tế Nam Dương, sản xuất các loại nước chấm, gia vị mang nhãn hiệu Nam Dương nhằm mục tiêu lấy lại vị thế thị trường cho nước chấm Nam Dương sau một thời gian dài rơi vào tay Masan và Cholimex. Nếu như lợi thế của Masan là hiểu thị trường, biết cách làm PR, thương hiệu và hệ thống bán lẻ rộng lớn thì sự hợp tác giữa Saigon Co.op và Wilmar cũng kỳ vọng tổng hòa lợi thế của hai bên để nâng cao sức cạnh tranh và độ phủ của thương hiệu Nam Dương. Wilmar có hệ thống phân phối ở nhiều nước nên cơ hội thị phần của Nam Dương sẽ rộng mở hơn, chưa kể hệ thống bán lẻ rộng khắp của Saigon Co.op cũng góp phần tiếp thị sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tương ớt Gochujan được sản xuất từ Hàn Quốc là món hàng đắt khách ở Anh và Mỹ, xuất hiện trên bảng dự báo trào lưu yêu thích của mọi người, từ nhà bán sỉ thực phẩm Bidfood, đến Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia. Năm 2018, Hàn Quốc xuất khẩu lượng tương gochujang trị giá 36,81 triệu đô la Mỹ - tăng 15% so với năm trước đó - hầu hết số

sản phẩm này đều được xuất đến Anh và Mỹ. Tương ớt Gochujang cũng là đối thủ cạnh

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w