5. Bố cục
2.3.1.1.3 Môi trường văn hóa xã hội
Miền Trung có vị trí tại trung tâm giao lưu văn hóa, kinh tế Bắc – Nam và Đông Tây, lãnh thỗ có bờ biển dài, có tiềm năng về kinh tế biển. Các yếu tố tự nhiên của miền Trung được đánh giá là thuận lợi để phát triển kinh tế bền vững trong thế kỉ XXI
Văn hóa chính là những nguyên tắc giá trị, phong tục tập quán hay các chuẩn mực được xây dựng bởi một nhóm ngươi trong xã hội và được truyền từ đời này sang đời khác. Và những yếu tố này, định hướng hành vi của các nhân trong xã hội đó. Văn hóa ảnh hưởng đến các hoạt động marketing rất đa dạng, rất nhiều chiều. Sau đây là một số đặc điểm và xu hướng văn hóa chủ yếu mà người làm marketing cần quan tâm
Cấu trúc tuổi: Theo UNFPA, Việt Nam đang hưởng thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” và sẽ kết thúc vào năm 2040, nhóm dân số trong độ tuổi từ 15-24 tuổi chiếm đa số đến tới 70% dân số. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng hơn 461 nghìn người so với năm 2015, đạt mức 54,45 triệu người. Năm 2019, Việt Nam có 55,77 triệu người đang trong độ tuổi lao động.
Chủng tộc : Mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hóa, tức là những nhóm người khác nhau cùng chia sẻ những giá trị nảy sinh từ những kinh nghiệm và hoàn cảnh sống nhất định. Trong trường hợp các nhóm của những nhánh văn hóa thể hiện những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau, thì những người làm Marketing có thể lựa chọn các nhánh văn hóa làm những thị trường mục tiêu của mình.
Xu hướng giáo dục: Đây là những chuẩn mực giá trị phản ánh bản sắc văn hóa của một đất nước, của một vùng, miền hoặc của một dân tộc. Những chuẩn mực giá trị này được lưu giữ một cách rất trung thành theo thời gian và hoàn cảnh. Đây thực sự là giá trị văn hóa cốt lõi bền vững, đã ăn sâu vào tâm trí của mỗi người. Các giá trị văn hóa cơ bản của xã hội được thể hiện qua thái độ của con người đối với bản thân mình, đối với người khác, đối với các thể chế tồn tại trong xã hội, đối với toàn xã hội, với tự nhiên và vũ trụ.
Cấu trúc hộ gia đình: Các kiểu loại gia đình mới như hôn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc không có trong truyền thống nhưng lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đang chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là người dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ những
hệ quả tiêu cực của nó. Vai trò của phụ nữ: Xu thế giải phóng phụ nữ và tạo tự do hóa các tập tục