Sử dụng chính sách Marketing-Mix hỗ trợ hệ thống phân phối

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 76 - 80)

5. Bố cục

2.3.4.4.3 Sử dụng chính sách Marketing-Mix hỗ trợ hệ thống phân phối

Chính sách giá

Các khách hàng trẻ rất thì rất thích ăn tương ớt , nhưng mặt hàng này có đối thủ cạnh tranh lớn là tương ớt cholimex. Để tồn tại và phát triển so các công ty lớn trên thị trường gia vị, Masan đã đưa ra mức giá ngang bằng với giá của các loại tương ớt khác trên thị trường, với chính sách này Masan đã thu hút được 1 lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Những quyết định về giá của sản phẩm cũng rất quan trọng vì giá cả ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán của công ty

bao gồm giá mua, chi phí tiêu thụ và lợi nhuận mục tiêu. Chi phí tiêu thụ bao gồm các loại chí phí vận chuyển, chi phí bảo quản và các loại chi phí khác. Ngoài ra, việc định giá còn phải phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường tương ớt nói chung. Dựa vào từng đặc điểm của các loại hình phân phối mà các mức giá mà công ty sẽ áp dụng các mức giá cho các trung gian. Thông thường mức giá cho các khách hàng mua trục tiếp sẽ cao hơn so với mức giá áp dụng cho các nhà bán buôn và bán lẻ.

Nhìn chung với chiến lược giá sẽ được thống nhất trong hệ thống kênh vậy nên các trung gian phân phối sẽ có quyền tự quyết định về mức giá dựa vào các yêu cầu như sau:

-Mức giá phải phù hợp giữa lợi ích của công ty và lợi ích của các trung gian trong

hệ thống kênh phân phối.

-Giá trị đơn hang mà công ty nhận được: Nếu là khách hàng quen và mua với số

lượng lớn thì công ty có thể có các ưu đãi như các khoản chiết khấu để giữ chân khách hàng.

-Phương thức và khả năng thanh toán: Nếu khách hàng của công ty thực hiện thanh

toán trực tiếp và khả năng thanh toán của họ nhanh thì công ty cũng có thể giảm giá để khuyến khích khách hàng bán sản phẩm của công ty.

Tuy nhiên, ngày nay giá cả không còn là một công cụ cạnh tranh hữu hiệu nhưng nó vẫn tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng. Do đó, để thu hút thêm được nhiều khách hàng thì công ty nên đưa ra những quyết định về giá cho sản phẩm một cách hợp lý để có thể đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối của mình hiện có.

Bảng giá sản phẩm của công ty Masan về sản phẩm tương ớt Chinsu.

Sản phẩm Nơi bán Giá cả (VNĐ)

Tương ớt CHIN-SU 250g Lazada 12.800

BigC 12.500

Vinmart 12.800

Aeonshop 11.900

Các cửa hàng tạp hóa

13.500

Chính sách sản phẩm

Năm 2002, Chinsu chính thức được Masan tung ra thị trường Việt Nam.Sản phẩm mở màn chính là nước tương Chinsu.Sau đó, Masan đã tiếp tục lần lượt đưa ra thị trường tương ớt Chinsu. Tính đến thời điểm hiện tại, Masan đã đa dạng hóa các sản phẩm của mình để có thể đáp ứng các nhu cầu, cũng như thị hiếu của người tiêu dùng ớt.Tương ớt Chinsu giờ cũng có thêm tương cà Chinsu, tương ớt siêu cay chinsu để phục vụ giới trẻ.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 của tập đoàn Masan cho thấy, Công ty Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) - doanh nghiệp hàng tiêu dùng của tập đoàn lần đầu tiên vượt mốc doanh thu thuần 1 tỷ USD, tăng trưởng 27% so với năm 2019.

Cột mốc doanh thu quan trọng này của Masan Consumer đã đưa The CrownX trở thành công ty tiêu dùng đứng thứ 2 về doanh thu tại Việt Nam trong năm 2020. Năm ngoái, The CrownX gồm hai thành viên Vincommerce và Masan Consumer Holdings đạt tổng doanh thu 54.227 tỷ đồng (xấp xỉ 2,5 tỷ USD).

Tập đoàn Masan cho biết, tăng trưởng doanh thu của Masan Consumer đến nhờ chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng. Riêng trong quý 4/2020, các sản phẩm cao cấp chiếm đến 49% doanh thu của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và các sản phẩm nước mắm cao cấp của công ty như nước mắm Chin su cá cơm biển Đông đang chiếm tới 11% doanh thu của toàn ngành hàng nước mắm.

Trên thực tế, cao cấp hóa sản phẩm là chiến lược Masan Consumer đã theo đuổi từ nhiều năm nay và đạt được những kết quả rất tích cực với doanh thu tăng trưởng liên tục 2 chữ số trong nhiều quý liên tiếp kể từ năm 2018.

Trước đó, Masan Consumer đã tái cấu trúc mô hình kinh doanh từ công ty "bán hàng hóa" thành "xây dựng thương hiệu", công ty đã hy sinh lợi ích ngắn hạn

để tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Trong giai đoạn 2015 – 2017, doanh thu của Masan Consumer liên tục đi ngang quanh mức 13.000 tỷ đồng. Bước ngoặt đến từ năm 2018, khi chiến lược cao cấp hóa sản phẩm được đẩy mạnh.

Từ một công ty thực phẩm và đồ uống truyền thống, để trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực hoạt động với các thương hiệu mạnh, Masan Consumer chọn cách tự phát triển hoặc mua lại các thương hiệu mạnh được khách hàng tin dùng. Nhờ đó, các sản phẩm gia vị và cà phê của Masan Consumer đều là những sản phẩm dẫn đầu các thị trường. Trong ngành hàng mì ăn liền, công ty chiếm vị trí số một trong phân khúc cao cấp.

Khi đã dẫn đầu thị trường, Masan Consumer khuyến khích người tiêu dùng sản phẩm phân khúc bình dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm trung và cao cấp hơn thông qua những sáng kiến đổi mới giúp tăng giá trị sản phẩm.

Chính sách xúc tiến bán

Để có thể phân phối sản phẩm tới khách hàng thì không thể thiếu các hoạt động xúc tiến. Thông thường các hoạt động xúc tiến bao gồm bán hàng, khuyến mại, các hình thức chiết khấu cho các trung gian phân phối, quảng cáo, quan hệ công chúng.

Quảng cáo: Hiện tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Masan đang đầu tư rất lớn vào các chương trình quảng cáo đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Điển hình như đợt tái tung mì Omachi vào tháng 04/2010 công ty chi 120 tỉ dành cho quảng cáo sản phẩm mới này, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, đài, ….

Masan lấy sự chú ý từ khách hàng trên các phương tiện truyền thông Internet. Tài trợ cho các chương trình “Bà nội trợ” trên các kênh Tivi như: HTV7, VTV9,…Ngoài ra, các sản phẩm mũi nhọn cũng được quảng cáo liên tục, thường xuyên trên truyền hình, pano, trên xe bus…tờ biểu như mắm Chinsu, mắm Nam ngư, mì Tiến Vua, nước tương Tam Thái Tử. Mỗi năm công ty dành hàng trăm tỉ cho quảng cáo để truyền tin về sản phẩm, xây dựng hình ảnh và niềm tin từ phía khách hàng.

Với sự phát triển của công nghệ, các kĩ thuật in ấn, thiết kế bao bì, logo, hình ảnh, các kiểu dáng sản phẩm của tương ớt Chinsu trở nên đa dạng và đẹp mắt hơn thu hút người tiêu dùng. Họ có cảm giác có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn. Từ đó giúp cho nhãn hàng có lượng sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh. Các kĩ thuật xúc tiến thường được công ty áp dụng như: Bán có thưởng, thực hiện giảm giá, khuyến khích mua dùng…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN KÊNH PHÂN PHỐI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MASAN VỀ SẢN PHẨM NƯỚC MẮM CHINSU (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w