Thực trạng phương pháp dạy học môn Tin họ cở trường THPT

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 25 - 29)

Không ít GV có tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Tin học, có tay nghề vững, có nhiều giờ dạy tốt. Song phải thừa nhận rằng, trong

tình hình dạy học hiện nay, phương pháp dạy học ở nước ta còn có một số hạn chế, cụ thể như sau:

1.2.3.1 Thực trạng việc dạy môn Tin học ở trường THPT

Một cuộc điều tra thực nghiệm sư phạm dựa trên phiếu điều tra (phụ lục 1) ở một số trường THPT thuộc huyện Mộ Đức – Quảng Ngãi (lấy số liệu tại một số trường điển hình: Trường THPT Phạm Văn Đồng, THPT số 2 Mộ Đức, trường THPT Trần Quang Diệu… ) đối với GV cho kết quả như sau:

Câu trả lời Câu hỏi A B C Câu 1 80% 20% 0% Câu 2 60% 30% 10% Câu 3 10% 80% 10% Câu 4 50% 40% 10% Câu 5 40% 30% 30% Câu 6 20% 60% 20% Câu 7 30% 30% 40% Câu 8 60% 30% 10% Câu 9 30% 60% 10% Câu 10 70% 30% 0%

Bảng 1.1: Thống kê kết quả phiếu điều tra về hứng thú dạy học theo quan điểm đổi mới của giáo viên ở các trường THPT

Việc khảo sát cho thấy:

- Đa số các thầy cô giáo đều cho rằng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là rất cần thiết. GV cũng đã áp dụng khá thành công nhiều phương pháp dạy học tích cực do đề xuất của Bộ Giáo dục và đào tạo, được học và nghiên cứu các chuyên đề dạy học theo phương pháp đổi mới, có đầu tư thời gian nghiên cứu và vận dụng.

- GV đã bước đầu áp dụng các phương pháp dạy học theo quan điểm đổi mới trong các tiết dạy, có sự chuẩn bị về giáo án, tài liệu, phương tiện dạy học và sự đầu tư trong các tiết dạy cụ thể. GV cũng chỉ ra được một số thuận lợi do phương pháp dạy học này mang lại: học sinh tự làm việc với nhau nên dễ dàng có hứng thú với môn học hơn so với cách truyền đạt một chiều của GV, có sự cạnh tranh thi đua giữa các nhóm, hình thành nên tinh thần đoàn kết và khăng khít tình cảm của học sinh trong tập thể…

- Đối với bài giảng kiến thức mới, GV có quan tâm đặt vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thông qua đàm thoại, gợi mở, củng cố kiến thức bài tập, chú trọng câu hỏi và hướng dẫn học sinh học ở nhà.

- Đối với giờ luyện tập, học sinh được chuẩn bị trước ở nhà, một vài học sinh trình bày lên bảng cách giải, GV hướng dẫn, học sinh khác nhận xét, GV sau đó sẽ tổng kết ưu khuyết điểm về lời giải và đưa ra lời giải mẫu.

- Hình thức dạy học môn Tin có nhiều hình thức sinh động hơn

Tuy nhiên, việc áp dụng chưa được thường xuyên vì còn phụ thuộc nhiều vào nội dung cần đạt của bài học, mục tiêu bài học, điều kiện giảng dạy ở mỗi lớp (đặc điểm tâm lí, sức học, hứng thú học tập và đặc điểm tình hình lớp), điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường THPT còn nhiều thiếu thốn.

Về bản chất, các giờ học đó vẫn dạy theo kiểu thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Cách dạy đó chưa phản ánh được những đặc thù trong dạy học Tin học, chưa phản ánh được các hoạt động tích cực của học sinh trong dạy học Tin học, cũng như chưa vận dụng kiến thức trong giải bài tập Tin học vào thực tiễn.

Khi học, HS chủ yếu là nghe giảng, xem GV làm mẫu rồi làm theo mẫu, học sinh học thụ động, luôn luôn phụ thuộc vào GV, học sinh chưa được tự giác, tự lo, tự khám phá kiến thức. Không ít GV dạy theo kiểu áp đặt, nên học sinh chỉ quen nói theo và làm theo sự áp đặt đó. Như vậy, rất nhiều học sinh sau khi học chỉ hiểu kiến thức một cách máy móc, hình thức. Đôi khi cũng có GV áp dụng phương pháp dạy học nhóm nhưng không thường xuyên và ít nghiêm khắc nên học sinh chưa có thói quen tốt khi làm việc nhóm.

Một số GV nhận thấy rằng: GV vẫn dạy học theo cách như mấy chục năm trước đây và có nhiều nhược điểm phổ biến như: thuyết trình tràn lan; tri thức được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít có yếu tố tìm tòi, phát hiện; thiên về dạy, yếu về học, thiếu các hoạt động tự giác, tích cực sáng tạo của người học; nặng lý thuyết, kém thực hành… Một số hoạt động học tập của học sinh vẫn còn nặng nề về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện, thiếu sự sáng tạo, khám phá. Mặt khác các quy định về đánh giá kiểm tra vẫn còn nặng nề về hình thức...

Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học đã nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp, ngành giáo dục và đào tạo từ những năm trở lại đây với tư tưởng chủ đạo “phát huy tích cực”, “tích cực hoá hoạt động dạy học”... Những tư tưởng này mang hàm ý thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo.

1.2.3.2 Thực trạng việc học môn Tin học ở trường THPT

Tiến hành điều tra mức độ hứng thú học tập môn Tin học của học sinh ở một số trường THPT Phạm Văn Đồng (Thị trấn Mộ Đức – Quảng Ngãi), trường THPT số 2 Mộ Đức (Đức Nhuận – Mộ Đức – Quảng Ngãi), trường THPT Trận Quang Diệu (Đức Lân – Mộ Đức – Quảng Ngãi) dựa trên phiếu điều tra (phụ lục 3) cho kết quả như sau:

Câu trả lời Câu hỏi A B C D Câu 1 44, 2% 30, 1% 25% 0,7% Câu 2 30, 1% 45% 22, 5% 2,4% Câu 3 40,5% 30% 29% 0,5% Câu 4 30,5% 40,5% 8% 10,5% Câu 5 24,5% 24,5% 22,5% 28,5%

Câu 6 70,5% 15,5% 10% 4%

Câu 7 80,5% 10,5% 7% 2%

Câu 8 8,5% 11,5% 44,5% 25,5%

Câu 9 18,5% 21,5% 24,5% 35,5%

Câu 10 26,5% 33,7% 34,5% 5,3%

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)