nhóm
3.2.2.1 Dạy tiết 20: BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG III [6] [7] [8] [10]
Thực hiện dạy học:
Đối với tiết ôn tập, GV có thể vừa kết hợp cho HS ôn tập lý thuyết và bài tập để HS có thể nắm vững được nội dung của chương một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đối với tiết học chỉ có 45 phút thì GV nên chuẩn bị các câu hỏi dưới dạng tri thức có sẵn – trắc nghiệm để vừa ôn tập vừa kiểm tra khả năng của HS. Cụ thể, GV có thể đề xuất 20 câu hỏi ôn tập như sau:
CÂU HỎI ÔN TẬP
Chọn câu đúng nhất trong các câu dưới đây và khoanh tròn vào đáp án mà anh (chị) chọn:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng với câu lệnh rẽ nhánh:
Sau then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin; và End.
Sau then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa hai dấu ngoặc đơn
Sau then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin và End.
Sau then muốn thực hiện nhiều câu lệnh thì các lệnh phải đặt giữa Begin và End;
Câu 2. Đoạn chương trình sau đưa ra màn hình kết quả nào:
for i:= 1 to 10 do write(i);
Đưa ra 10 cấu cách 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Không đưa ra gì cả 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
Câu 3. Câu lệnh if nào sau đây đúng:
if a= 5 then a:= d+1 else a:= d+2; if a= 5 then a:= d+1 else a:= d+2. if a= 5 then a:= d+1; else a:= d+2; if a= 5 then a= d+1 else a= d+2;
Câu 4. Cho S và i là biến nguyên. Khi chạy đoạn chương trình sau, kết quả là
gì? for i:=1 to 10 do s := s+i; writeln(s);
100 55 11 101
Câu 5. Cho đoạn chương trình sau. Sau khi chạy chương trình giá trị của S
là: Var S, i : Integer; Begin i := 3; S:= 40; if ( i > 5 ) then S:= 5 * 3 + ( 5 - i ) * 2 else if ( i > 2 ) then S:= 5 * i else S:= 0; End. 15 19 40 0
Câu 6. Khi chạy chương trình sau thì giá trị sau cùng của S là gì? Var S, i, j : Integer; Begin S := 0; for i:= 1 to 3 do S := S + 2 ; End. 3 2 6 8
Câu 7. Cho S: số thực và i kiểu số nguyên. Để tính tổng bình phương các số
chẵn từ 1 --> n.. Câu lệnh nào đúng?
for i:= 1 to n do if a mod 2 = 0 then s= s+ sqr(i);
for i:= 3 to n do if a mod 2 = 0 then s:= s+ sqr(i);
for i:= 1 to n do if a mod 2<> 0 then s:= s+ sqr(i);
for i:= 1 to n do if a mod 2 = 0 then s:= s+ sqr(i);
Câu 8. Câu lệnh if nào sau đây đúng cú pháp:
if <biểu thức logic> then < câu lệnh>
if <biểu thức logic>; then < câu lệnh>;
if <biểu thức logic>; then < câu lệnh>.
if <biểu thức logic> then < câu lệnh>;
Câu 9. Cho N là một biến kiểu nguyên, chọn câu đúng cú pháp:
If N < 10 then write (' Nho hon 10 ') ; else write (' Lon hon 10 ');
If N < 10 then write (' Nho hon 10 ') else write (' Lon hon 10 '); If N < 10 Write (' Nho hon 10 ')
else then write (' Lon hon 10 ');
If N < 10 then N := 10 else N > 20 then write (' N > 20 ');
Câu 10. Lệnh nào sau đây in ra màn hình số lớn hơn trong 2 số A,B
d) If A < B then writeln(A) else writeln(B);
a) If A > B then write(B) else write(A);
c) If A > B then Readln(A) else Readln(B);
b) If A > B then write(A) else write(B);
Câu lệnh nào đúng?
t:= 1; for i:=1 to n do t:= t*i; t:= 0; for i:=1 to n do t:= t*i; t:= 1; for i:=1 to n do t:= t*n; t:= 1; for i:=1 to n do t:= t+i;
Câu 12. Để tính tổng các ước thực sự của N ( ứơc thực sự là ước không kể
chính nó).
Câu lệnh nào đúng?
t:=0; for i:= 1 to n-1 do if n div i = 0 then t:= t+i;
t:=1; for i:= 1 to n-1 do if n div i = 0 then t:= t+i;
t:=0; for i:= 1 to n-1 do if n mod i = 0 then t:= t+i;
t:=1; for i:= 1 to n-1 do if n mod i = 0 then t:= t+i;
Câu 13. Trong ngôn ngữ lập trình Pascal về mặt cú pháp cách viết câu lệnh
ghép nào sau đây đúng:
Begin A:= 1; B:= 5; End. Begin: A:= 1; B:= 5; End; Begin; A:= 1; B;= 5; End. Begin A:= 1; b:= 5; End;
Câu 14. Muốn kiểm tra đồng thời cả A,B,C cùng lớn hơn 0 hay không, viết
câu lệnh if nào đúng:
if a>0 and B>0 and c>0 then... if (a>0) or (B>0) or (c>0) then... if (a>0) and (B>0) and (c>0) then... if A,B,C>0 then...
Câu 15. Câu lệnh nào sau đây đúng cú pháp:
if <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>.
if <biểu thức logic> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
if <biểu thức logic>; then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;
if <biểu thức logic> then <câu lệnh 1>; else <câu lệnh 2>;
của S
S:=1;for i:=1 to 100 do S := S + i*i;
S:=0;for i:=100 downto 1 do S:= S+ i*i;
S:=0; for i:=1 to 100 do S:= S + sqr(i);
S:=0;for i:=100 to 1 to S:= S +sqr (i);
Câu 17. Cho i là biến nguyên. Sau khi thực hiện các lệnh thì giá trị cuối cùng
của i là
i:= 2; if i = 1 then i:= 1+1 else i:= i+2;
5 4 3 2
Câu 18. Kiểm tra 3 số a,b,c đều lớn hơn 1 thì xuất ra màn hình số 1.Chọn lệnh nào?
if (a > 1) or (b > 1) or (c > 1) then write(1);
if a > 1 and b > 1 and c > 1 then write(1);
if (a > 1) and ( b > 1) and ( c > 1) then write(1);
if a, b , c đều > 1 then write(1);
Câu 19. Đoạn chương trình sau tính gì:
t:= 0; for i:=1 to n do if (i mod 3 = 0) then t:= t+i*i;
Tổng các số nguyên torng phạm vi từ 1 đến n
tổng các số chia hết cho 3 trong phạm vi từ 1 dến n
Tổng bình phương các số chia hết cho 3 trong khoảng từ 1 đến n
Tính tổng bình phương các số trong phạm vi từ 3 đến n
Câu 20. Đoạn chương trình sau làm gì?
S: = 0;for i:=1 to n do S:=S+ a[i];
Đếm số phần tử của mảng a Tính tổng các phần tử của mảng a
In ra mảng a Nhập mảng a
- Thành lập nhóm: Để đảm bảo cho tất cả HS trong lớp, bao gồm cả HS yếu đều tham gia vào giải các câu hỏi bài tập, ngoài việc chia nhóm và đánh giá chéo, ta có thể chia nhóm theo cách tăng dần sau mỗi lần lập nhóm mới.
+ Lần 2: Ghép hai nhóm thành một, ta được nhóm mới gồm có 4 HS ngồi cạnh nhau.
+ Lần 3: ghép hai nhom cạnh nhau thành một nhóm, ta được nhóm mới gồm có 8 HS.
- Lập kế hoạch:
+ Đối với nhóm được chia ở lần 1: Thực hiện các câu hỏi bài tập theo ý thích, có thể chọn ngẫu nhiên các câu hỏi và thực hiện giải bài tập, cũng có thể giải những câu hỏi theo khả năng của các cá nhân trong nhóm. Điều này yêu cầu các cá nhân phải hoạt động tích cực và tự lực giải những câu hỏi mang tính chất dễ (so với mặt bằng chung của cả lớp). Mục tiêu đặt ra ở lần chia nhóm này là 50% bộ câu hỏi (10/20) và thời gian thực hiện: 15 phút.
+ Đối với lần chia nhóm thứ 2: Hai nhóm được ghép lại tiến hành đối chiếu, bổ sung và đưa ra kết quả cho bài tập. Sau đó tiến hành thảo luận để có thể tìm kiếm kết quả cho những câu chưa đồng bộ và những câu chưa được giải ở cả hai nhóm. Mục tiêu đặt ra ở lần chia nhóm này là khoảng 70% bộ câu hỏi (khoảng 14/20) và thời gian thực hiện: 10 phút.
+ Đối với lần chia nhóm thứ 3: Hai nhóm được ghép lại tiến hành rà soát, đối chiếu và đưa ra kết quả chung cho bộ câu hỏi bài tập. Lần này, tất cả các thành viên trong nhóm phải thực hiện hoàn thành tất cả các câu hỏi và đưa ra được kết quả nhanh nhất. Thời gian thực hiện: 10 phút.
+ Thời gian còn lại của tiết học, các nhóm tiến hành trình bày kết quả của nhóm mình làm được. GV đưa ra nhiệm vụ chung cho các nhóm khi trình bày kết quả: GV có thể gọi bất kì một thành viên nào đó trong các nhóm để tiến hành trả lời và giải thích các phương án lựa chọn. Đây được xem như là “đòn tâm lí” đối với một số em chay lười, thiếu tính tự giác trong học tập và trong suy nghĩ vẫn còn tư tưởng dựa dẫm vào các bạn học khá hơn hoặc tích cực trong học tập.
+ GV tiến hành phân chia nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm theo như mục đích mà kế hoạch đã được đặt ra. GV luôn luôn phải quan sát, nhắc nhở các em giữ trật tự trong quá trình làm bài, đi đúng mục tiêu của bài và hoàn thành đúng thời gian quy định.
+ HS: Tích cực, chủ động tham gia hoạt động nhóm, bản thân các cá nhân hoạt động nỗ lực để tìm ra được kết quả cụ thể, vừa có cơ hội kiểm tra lại chính kiến thức của mình, vừa có cơ hội được học hỏi các bạn và kinh nghiệm trong học tập để thực hiện tốt các bài kiếm tra tiếp theo. Đồng thời các em phải ghi nhớ những kiến thức mà mình vừa làm, những kiến thức chưa được hoàn thành để có thể tham gia thảo luận ở nhóm trong các lần gộp nhóm, rút ngắn thời gian thảo luận và thực hiện vấn đáp khi có yêu cầu trình bày của GV.
- Hoàn thành hoạt động nhóm:
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện hoặc theo chỉ định của GV lên bảng thực hiện các câu trả lời dưới dạng có sẵn. Có thể thực hiện điền vào mẫu bảng phụ sau đây:
Hình 3.6: Bảng nhóm dùng trong khâu trình bày kết quả hoạt động của các nhóm trong tiết ôn tập - Câu lệnh có cấu trúc
- Tổng hợp, đánh giá:
GV tiến hành nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm trong quá trình thảo luận, hợp tác và đưa ra kết quả cuối cùng cho bài học về ý thức hoạt động nhóm, tính tích cực của các thành viên, tuyên dương các nhóm
hoàn thành đúng thời gian và hoàn chỉnh nội dung, phê bình các cá nhân thu động, “ỷ lại” và chưa có ý thức học tập tốt.
GV đưa ra kết quả cuối cùng cho bài học và hướng dẫn HS ở những câu hỏi khó hoặc giải đáp thắc mắc của HS đối với các bài tập ở chương này.
Giáo án đề xuất dạy học: Xem phụ lục 7
3.2.2.2 Dạy tiết 33: BÀI TẬP VỀ KIỂU MẢNG VÀ XÂU [6] [7] [8] [10]
Đối với các tiết giải bài tập Tin học 11, việc dạy giải các bài tập tổng hợp hết sức phức tạp vì các em mới bước đầu làm quen với lập trình và viết các chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. Do đó, khi tham gia các tiết bài tập mang tính chất ôn tập về các thuật toán và các bước giải bài tập thì GV cần đưa ra cho HS nắm bắt các vấn đề về các thuật toán, có thể sử dụng một số thuật toán lớp 10.
Giải các bài tập về kiểu mảng
“Viết chương trình tính tổng các số dương và tích các số âm”
GV tổ chức chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm sẽ cùng nhau thực hiện chung một công việc và thi đua giữa các nhóm với nhau để hoàn thiện yêu cầu của GV một cách tốt nhất, đánh giá giữa các nhóm để có thể cho điểm khuyến khích HS tham gia giải bài tập hứng thú và đạt kết quả.
Đối với các tiết bài tập, GV nên chuẩn bị các phiếu bài tập cho HS để các em tiếp cận với nội dung bài nhanh nhất, tiết kiệm thời gian ghi chép của HS và thay vào đó là thời gian thảo luận và nghiên cứu bài tập của các em.
- Chia nhóm: GV có thể tiến hành chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi để thuận tiện và tiết kiệm thời gian của giờ học.
- Nội dung thực hiện:
Xác định Input và Output của bài toán trên
Xác định thuật toán để giải bài toán trên - Thời gian thực hiện nội dung của mỗi nhóm: 10 phút
- Trong thời gian các nhóm thực hiện, GV quan sát và nhắc nhở các nhóm thực hiện nghiêm túc, dẫn dắt HS đi đúng hướng bài học và mục tiêu đã đề ra.
Nội dung của phiếu bài tập thể hiện công việc mà các em cần tiến hành, có thể lập phiếu bài tập như sau:
Hình 3.7: Mẫu phiếu bài tập trong thảo luận nhóm giải bài tập mảng và xâu
- Sau thời gian yêu cầu, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả của mình.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thực hiện nội dung của nhóm mình, thời gian yêu cầu của tiết dạy có giới hạn nên GV có thể cho các viết bằng bìa trong và dùng máy chiếu OverHead để chiếu lên bảng cho các nhóm khác quan sát. Trong điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường không có các trang thiết bị như đề xuất ở trên thì GV có thể chủ động để các nhóm tự trình bày, các nhóm khác lắng nghe đánh giá hoặc GV trình bày để các nhóm đánh giá. Tuy nhiên nên để các em tự thuyết tình bài làm của nhóm mình để tăng khả năng diễn đạt của HS.
- Nhận xét, đánh giá: Sau khi các nhóm tiến hành treo kết quả của mình theo bảng nhóm. GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Ưu tiên cho các nhóm có thời gian hoàn thành sớm nhất, GV cần có sự khuyến khích, đánh giá cho điểm để các nhóm thực hiện nhanh công tác thảo luận và đề xuất kết quả của nhóm mình.
- Tổng kết hoạt động:
+ GV nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm: ý thức tham gia hoạt động nhóm, hiệu quả hoạt động nhóm, tuyên dương các nhóm thực hiện đúng nội dung và hoàn thành đúng thời gian quy định, tuyên dương các thành viên hoạt động tích cực, phê bình các thành viên ham chơi và chưa hợp tác thành công với các bạn.
+ GV khuyến khích cho điểm các nhóm dựa trên kết quả phiếu bài tập và thời gian hoàn thành nội dung.
+ Tổng kết nội dung của bài học thông qua kết quả của các nhóm và nội dung bảng phụ yêu cầu: GV trình bày lại các yêu cầu đưa ra và giảng giải cho HS thuật toán để giải bài toán trên.
Viết chương trình:
Viết chương trình giải bài toán bằng ngôn ngữ lập trình pascal là một trong những công việc mà GV cần hướng cho HS thực hiện trong các tiết giải bài tập.
Do đó, với bài tập trên, GV thực hiện chuyển các bước giải trên bằng ngôn ngữ lập trình Pascal để HS có thể quan sát, nắm rõ các thao tác và đồng thời ghi nhớ các bước giải. Để tiến hành cho HS có điều kiện thực hành, đồng thời tăng cường các kỹ năng khác, GV có thể tiếp tục chia nhóm và thực hiện nội dung sau:
- Nội dung thứ nhất:“Viết chương trình tính tổng các số chẵn và tích
các số lẽ được nhập từ bàn phím”
- Nội dung thứ hai:“Viết chương trình tính tổng các số chia hết cho 2
và 3 và tích các số còn lại nhập từ bàn phím”
- Chia nhóm: để đảm bảo tính liên tục của tiết học, GV có thể chia nhóm HS dựa trên kết quả chia nhóm ở lần chia thứ nhất
- Nội dung thực hiện:
+ Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3: thực hiện viết các câu lệnh xử lý cho đề bài ở nội dung thứ nhất. Thực hiện nội dung theo phiếu bài tập:
Hình 3.8: Mẫu phiếu bài tập nhóm trong tiết giải bài tập mảng và xâu
+ Nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6: thực hiện viết câu lệnh xử l ý cho đề bài ở nội dung thứ hai. Thực hiện nội dung theo phiếu bài tập như ở hình 7 hoặc GV có thể đề xuất phiếu bài tập như hình dưới đây:
Hình 3.9: Mẫu phiếu bài tập nhóm trong tiết giải bài tập mảng và xâu