Hướng phát triển của đề tài

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 100 - 152)

- Đây là đề tài có tính ứng dụng về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Do đó, bản thân cá nhân tôi mong muốn phương pháp dạy học này sẽ được ứng dụng rộng rãi và trong nhà trường THPT nói chung và môn Tin học nói riêng nhiều hơn. Áp dụng pp này vào trong việc dạy bài tập mới môn Tin học và các tiết ôn tập ở các khối lớp THPT chứ không dừng lại ở môn Tin học của lớp 11.

- Từ kỹ thuật dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm đưa ra, có thể áp dụng một cách có chọn lọc và phát triển đề tài nghiên cứu cho các cấp học khác nhau trong hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Trong đó, phát triển nghiên cứu phương pháp dạy học dự án thông qua các quy trình hoạt động nhóm nhỏ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Lê Khắc Thành, Giáo trình phương pháp dạy học đại cương môn Tin học, NXB Đại học sư phạm.

[2] Dự án Việt – Bỉ (2010), Dạy và học tích cực – Một số phương pháp và

kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm.

[3] Quách Tất Kiên, Nguyễn Hải Châu, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến

thức, kĩ năng môn Tin học Trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam,

2009.

[4] Lê Khắc Thành, Phương pháp dạy học chuyên ngành Tin học, NXB

Đại học sư phạm.

[5] Nguyễn Thanh Tiên, Tài liệu “Phân tích chương trình Tin học phổ thông”, Đại học Phạm Văn Đồng.

[6] Tin học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

[7] Tin học 11 (Sách giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. [8] Sách bài tập Tin học 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

[9] Thái Duy Tiên, Những vấn đề cơ bản của Giáo dục học hiện đại, NXB Giáo dục, 1998

[10] Khung phân phối chương trình Tin học THPT, Bộ Giáo dục và Đào

tạo, năm học 2011 – 2012.

[11] Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, tập một, NXB Giáo dục,

1987

[12] Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ chính trị -

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.

[13] Chỉ thị số 29/2001/CT – BDG&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ

trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng

dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005. [14] Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình môn Tin học , NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006.

Tiếng Anh

[15] http://www.moe.gov.sg/projectwork.

[16] Pietzsch, Gunter, Zur problemhaften Gestaltung des

Mathematikunterrichts (Grundpositionen und Beispiele), Als Manuskript

gedruckt. Akademie der Padagogischen Wissenschafften der Deutschen Demorkratischen Pepublik, 1981.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Phiếu điều tra hứng thú của giáo viên đối với quan điểm đổi mới giáo dục, dạy học tích cực

1. Thầy (cô) nghĩ như thế nào về việc đổi mới pp dạy học hiện nay?

A. Rất cần thiết B. Bình thường C. Không cần thiết

2. Theo thầy (cô) trong dạy học theo pp mới có tăng cường hiệu quả học tập hơn không?

A. Có B. Ngang nhau C. Thấp hơn

3. Việc dạy học theo phương pháp đổi mới có hợp lí đối với chương trình học của môn Tin học?

A. Hợp lí B. Hợp lí với vài tiết học C. Không hợp lí

4. Thầy cô có thích dạy học bằng các phương pháp dạy học tích cực không?

A. Rất thích B. Công việc phải làm C. Không thích lắm

5. Thầy (cô) có gặp nhiều khó khăn trong giảng dạy hoặc soạn giáo án theo phương pháp mới hay không?

A. Có B. Đôi khi gặp khó khăn C. Không

6. Theo thầy (cô) thì mức độ thực hiện của phương pháp dạy học theo hướng đổi mới có thể thực hiện thường xuyên?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất hiếm khi

7. Trong điều kiện hiện này của nhà trường, việc thực hiện các tiết dạy học theo hướng tích cực có phù hợp ?

A. Phù hợp, dễ thực hiện B. Bình thường C. Không phù hợp, khó thực hiện

8. Đối với bộ môn Tin học, việc áp dụng các phương pháp dạy học mới đem lại hiệu quả như thế nào?

A. Cao hơn B. Ngang nhau C. Thấp hơn

9. Có nên kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới?

A. Có B. Kết hợp chọn lọc C. Không cần

10. Thầy (cô) nhận xét như thế nào về thái độ của HS đối với các bài giảng theo phương pháp dạy học mới?

Phụ lục 2: Phiếu điều tra về quan điểm dạy học theo phương pháp dạy học nhóm của giáo viên.

1. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học nhóm?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Rất hiếm khi

2. Theo thầy (cô) thì phương pháp dạy học nhóm có thích hợp với môn Tin học?

A. Thích hợp B. Nên chọn lọc theo bài C. Không phù hợp

3. Trong quá trình dạy học, thầy (cô) có thấy hiệu quả của phương pháp dạy học nhóm so với các phương pháp khác như thế nào?

A. Hiệu quả hơn B. Như nhau C. Kém hơn

4. Xin cho biết nhận xét chung của thầy (cô) về thái độ của HS khi tham gia và bài học có sử dụng phương pháp dạy học nhóm?

A. Hứng thú, tích cực

B. Chỉ tích cực đối với vài bài

C. Thụ động, không hứ thú

5. Thầy (cô) thường áp dụng cho phương pháp dạy học nhóm ở những bài học?

A. Bài tập mới B. Tiết ôn tập C. Cả hai

6. Thầy (cô) thường chia nhóm như thế nào?

A. Theo vị trí ngồi B. Ngẫu nhiên C. Theo sở thích

7. Việc dạy học theo phương pháp dạy học nhóm gặp nhiều khó khăn hơn các phương pháp khác hay không?

A. Nhiều hơn B. Như nhau C. Thấp hơn

8. Thầy (cô) hãy cho biết các khó khăn khi dạy học theo phương pháp dạy học nhóm là gì?

...

9. Thầy (cô) xin cho biết một số hướng khắc phục các khó khăn đó?

...

10.Xin cho ý kiến về sự thuận lợi của phương pháp dạy học nhóm đem lại?

Phụ lục 3: Phiếu điều tra hứng thú học tập môn Tin học của học sinh THPT

1. Khi đến tiết Tin học, em có cảm thấy sợ hãi hay không?

A. Thường

xuyên

B. Thỉnh thoảng C. Bình thường D. Không

2. Em có cảm giác mệt mỏi khi đến tiết Tin học hay không?

A. Thường

xuyên

B. Thỉnh thoảng C. Bình thường D. Không

3. Theo em, điều gì quan trọng nhất tạo hứng thú cho người học?

A. Nghệ thuật giáo viên B. Ý thức người học C. Đặc thù môn học D. Ý kiến khác

4. Không khí của lớp học vui nhộn quyết định như thế nào đến việc tạo hứng

thú học tập của người học?

A. Rất quan

trọng

B. Ảnh hưởng C. Bình thường D. Không quan trọng

5. Yếu tố nào quyết định đến không khí lớp học?

A. Phương pháp B. Tổ chức C. Nội dung bài

học

D. Ý thức người học

6. Trong giờ học Tin học, người giáo viên có nên tạo một vài tình huống hài hước gắn với nội dung bài học hay không?

A. Rất nên B. Nên C. Bình thường D. Tuyệt đối

không

7. Em có thích tham gia trò chơi khi học tập môn Tin học hay không?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích

8. Em có thích các tiết giải bài tập Tin học hay không?

A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Không thích

9. Theo em, môn Tin học có quan trọng hay không?

A. Rất quan

trọng

B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan trọng

10. Em thích tham gia các hoạt động nhóm khi học môn Tin học hay không?

Phụ lục 4: Phiếu điều tra hứng thú của HS đối với phương pháp dạy học nhóm

1. Khi tham gia giải bài tập Tin học, giáo viên có thường xuyên tổ chức cho các em làm việc theo nhóm hay không?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Đôi khi D. Không

2. Em cảm thấy thích thú khi tham gia vào làm việc theo nhóm hay không?

A. Rất thích B. Thích B. Bình thường C. Nhàm chán

3. Em nghĩ như thế nào về việc tổ chức làm việc theo nhóm?

A. Vui, bổ ích B. Không hữu

ích

C. Nhàm chán D. Ý kiến khác

4. Em thích vị trí nào khi được làm việc với nhóm?

A.Trưởng nhóm B. Thư kí C.Thành viên tích cực D.Thành viên bình thường

5. Em thích làm việc với nhóm với bao nhiêu người?

A. 6 B. 5 C. 4 D. Ý kiến khác

6. Em nhận xét như thế nào về hiệu quả của việc làm việc nhóm?

A. Hiệu quả cao B. Ngang nhau C. Kém hơn D. Ý kiến khác

7. Em nhận xét như thế nào về thời gian mà giáo viên phân bố cho làm việc nhóm?

A. Phù hợp B. Dài C. Ngắn D. Ý kiến khác

8. Em tham gia làm việc nhóm với thái độ như thế nào?

A. Tích cực B. Bình thường C. Thụ động D. Ý kiến khác

9. Em có hoà hợp với nhóm làm việc của mình theo sự phân công của giáo viên hay không?

A. Rất hợp B. Bình thường C. Không hợp nhau

lắm

10.Khó khăn khi em tham gia làm việc nhóm là gì?

A. Không hoà hợp

B. Bất đồng ý kiến

C. Ồn ào D. Mất thời gian

11.Em nghĩ như thế nào về việc đề xuất các ý kiến cho nhóm?

A. Rất quan

trọng

B. Tất yếu C. Không quan trọng D. Ý kiến khác

12.Làm việc theo nhóm có đem lại hiệu quả gì cho bản thân em hay không?

A. Tiếp thu bài nhanh, học hỏi nhiều kiến thức mới

B. Cơ hội thể hiện, phát huy bản thân, tự tin hơn C. Không có gì thay đổi D. Ý kiến khác

13.Em thích giáo viên tổ chức nhóm như thế nào?

A. Chọn ngẫu

nhiên theo danh sách B. Theo chỗ ngồi C. Theo sở thích của HS D. Ý kiến khác

14.Em có thích phương pháp làm việc nhóm được thực hiện thường xuyên không?

A. Rất thích B. Thỉnh thoảng C. Bình thường D. Không

15.Theo em, để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhóm, các thành viên trong nhóm cần phải như thế nào?

A.Hợp tác B.T/hiện đúng nhiệm vụ C.Tích cực đưa ra ý kiến D. Ý kiến khác

Phụ lục 5 : Giáo án tiết 11 : Bài 9 – Câu lệnh rẽ nhánh

Tiết dạy theo PPCT: 12&13

Chương III. TỔ CHỨC RẼ NHÁNH VÀ LẶP

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

1.1. Kiến thức Học sinh cần:

- Hiểu các khái niệm rẽ nhánh và lặp trong lập trình.

- Biết thực hiện các câu lệnh rẽ nhánh và lặp của ngôn ngữ lập trình Pascal. - Bước đầu hình thành được kĩ năng lập trình có cấu trúc.

1.2. Kĩ năng

- Có khả năng phân tích bài toán đơn giản để chọn kiểu cấu trúc điều khiển phù hợp từng thao tác.

- Biết diễn đạt đúng các câu lệnh, soạn được chương trình giải các bài toán đơn giản áp dụng các loại cấu trúc điều khiển nêu trên.

1.3. Thái độ

- Tiếp tục xây dựng lòng yêu thích giải toán bằng lập trình trên máy vi tính. - Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: Xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, sáng tạo…điều này thể hiện trong suốt quảtình phân tích bài toán, lựa chọn dữ liệu, chọn cấu trúc điều khiển, viết chương trình, dịch, sửa lỗi, kiểm thử, cải tiến chương trình.

1.4 Năng lực

- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.

- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra có sự lặp lại theo cấu trúc lặptrong tin học.

- Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp trên ngôn ngữ lập trình.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHƯƠNG

- Giới thiệu các loại cấu trúc điều khiển trong lập trình cấu trúc là rẽ nhánh và lặp; Khái niệm bước đầu về lập trình có cấu trúc.

- Giới thiệu lệnh ghép Begin-End, lệnh rẽ nhánh If-Then, lệnh lặp For-Do và While-Do thể hiện các loại cấu trúc điều khiển trong ngôn ngữ lập trình Pascal.

Ngày soạn: 03/9/2017

Tiết theo PPCT: 12&13

§9. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH I. MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a) Kiến thức

Học sinh cần:

- Hiểu nhu cầu của cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong việc giải quyết các bài toán;

- Hiểu cơ chế hoạt động của câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ;

b) Kỹ năng

- Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản;

- Viết được các lệnh rẽ nhánh áp dụng trong một số trường hợp đơn giản.

c) Thái độ

- HS hiểu bài và hứng thú với bài học. - HS càng say mê lập trình hơn.

1.2 Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận, lựa chọn giải pháp.

- Năng lực tự học, đọc hiểu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn - Năng lực làm việc cộng tác

- Năng lực trình bày thông tin - Năng lực thực hành:

- Giải quyết vấn đề dựa trên tin học:

+ Mô hình hóa các tình huống thực tiễn xảy ra phụ thuộc vào điều kiện theo cấu trúc rẽ nhánh trong tin học.

+ Diễn tả thuật toán cấu trúc rẽ nhánh trên ngôn ngữ lập trình.

1.3 Tính liên môn của bài a) Kiến thức

- Vận dụng kiến thức môn toán học như: Phương trình bậc hai và giải phương trình bậc hai, công thức tính diện tích và chu vi của một hình bất kì, các phép chia đối với số nguyên (chia hết)

- Vận dụng kiến thức môn ngữ văn để xác định cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả hay điều kiện – kết quả: “nếu – thì”

- Vận dụng kiến thức môn Anh văn để xác định câu điều kiện và các mệnh đề liên quan: Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề If hoặc mệnh đề điều kiện), mệnh đề nêu lên kết quả (mệnh đề kết quả).

b) Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát và kỹ năng giải thích các hiện tượng, sự việc

c) Thái độ

- Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo

1.4 Tính thực tiễn của bài

- Với bài “Cấu trúc rẽ nhánh” là bài đầu tiên của chương III Tổ chức rẽ nhánh và lặp, đây là bài quan trọng giúp HS bước đầu hình thành được kĩ năng lập trình có cấu trúc, có khả năng phân tích bài toán đơn giản để chọn kiểu cấu trúc điều khiển phù hợp từng thao tác. Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như: Xem xét giải quyết vấn đề một cách cẩn thận, sáng tạo…điều này thể hiện trong suốt quá trình phân tích bài toán, lựa chọn dữ liệu, chọn cấu trúc điều khiển, viết chương trình, dịch, sửa lỗi, kiểm thử, cải tiến chương trình.

II. CHUẨN BỊ

2.1 Giáo viên

- Thiết bị dạy học: Bài giảng, máy chiếu, phiếu bài tập, máy tính có phần mềm Pascsal, giấy khổ lớn

- Học liệu: Slide bài giảng, sách giáo viên, sách giáo khoa…

2.2 Học sinh

- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, bảng nhóm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 3.1 Ổn định lớp (2 phút)

- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng kiểm tra và báo cáo sỉ số

3.2 Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động (8 phút)

(a) Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức đã học về các câu lệnh đơn giản như: vào/ra dữ liệu và câu lệnh gán.

(b) Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp (c) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân hoặc nhóm (d) Phương tiện dạy học: SGK, vở học

(e) Sản phẩm:HS sử dụng các câu lệnh đã học để hoàn thiện một chương trình đơn giản.

Nội dung hoạt động

Nội dung Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

Bài tập: Nhập vào điểm trung bình môn tin của hai học sinh A và B. Tính và in ra màn hình điểm TB của hai bạn đó? GV: - Chia lớp ra làm 4 nhóm.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 100 - 152)