Nguyên nhân của việc chậm đổi mới phương pháp dạy học môn Tin

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 29 - 33)

của học sinh ở THPT

Kết quả phiếu điều tra cho thấy:

- Đa số các em học sinh cho rằng môn Tin học là môn học không quan trọng bằng các môn Toán, L ý, Hoá … hay các môn xã hội khác. Có thể do nhiều nguyên nhân sau đây: giờ học khô khan, không có hứng thú học tập nhiều, kết quả ít có vận dụng vào thực tiễn nhiều, không nằm trong các môn học cần đánh giá chuyển cấp học, thi tốt nghiệp, thi đại học; là môn học bỗ trợ kỹ năng mềm nhưng không có cơ chế đánh giá kỹ năng mềm…

- Các em thường cảm thấy nặng nề khi tham gia vào các tiết học giải bài tập và các giờ học liên quan tới ngôn ngữ lập trình, không hứng thú đối với học lập trình. Học sinh cảm thấy không hứng thú đối với các tiết học Tin học và thường học để đối phó với GV và nhằm đạt mục đích về điểm số, hoặc xem các tiết học Tin học là cơ hội thư giãn, “xả stress” của bản thân sau các giờ học tập của các môn học khác.

- Tuy nhiên, nhiều em học sinh cũng cho rằng, việc học môn Tin học nếu được tổ chức và dạy học tốt, các em sẽ tiếp thu bài khá nhanh và có động cơ học tập tốt hơn. Mặc khác, nếu tiết học có pha sự hài hước cùa người GV, có sự khuyến khích về điểm số và được tham gia các trò chơi vận động lại khá thu hút các em và khiến các em có cảm hứng học Tin, tiết học diễn ra sôi nổi tạo tâm lí tốt cho các giờ học khác đồng thời tạo tâm lí mới cho giờ Tin học: Cảm giác làm thay đổi nhận thức.

1.2.4 Nguyên nhân của việc chậm đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học Tin học

1.2.4.1 Quản lí chỉ đạo

Công tác quản lí chỉ đạo chưa kịp thời, chưa sâu sắc tới từng lĩnh vực, bộ môn. Trong một thời gian khá dài với thời lượng và điều kiện lên lớp không đủ, không ổn định, quy mô mỗi lớp thường từ 40 đến 50 học sinh nên GV rất khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Cơ sở vật chất trường lớp và phương tiện giảng dạy có khá hơn trước nhưng không phải là phổ biến tất cả. Đời sống GV và học sinh nhìn chung còn khó khăn. Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nề nếp chuyên môn và chất lượng giảng dạy, tạo nên trạng thái GV giảng dạy sơ cứng, rập khuôn theo SGK.

Bên cạnh đó, việc đánh giá giờ giảng còn nặng về hình thức, cứng nhắc theo các điều đã qui định, đã có sẵn (chẳng hạn như phải dạy đúng như sách giáo khoa...), đã làm mất đi tính sáng tạo của GV.

1.2.4.2 Phương pháp dạy học môn Tin học

Nội dung dạy học môn Tin học trong sách giáo khoa chưa hỗ trợ cho GV đổi mới phương pháp dạy học. Một số nội dung yêu cầu chặt chẽ, tiền đề hoá ... tồn tại nhiều loại sách, nhiều bài tập khó, bài tập nâng cao, ít những bài tập liên quan đến thực tiễn, chuyên môn. Từ đó GV chủ yếu dùng phương pháp thuyết trình, đôi khi dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, tập trung chủ yếu vào việc truyền thụ sao cho đủ kiến thức có trong sách giáo khoa với thời lượng 45 phút theo qui định. Từ đó gây nên hiện tượng dạy thoáng cho xong nội dung...

Hiện tượng dạy học bình quân rất phổ biến, yêu cầu cả lớp phải như nhau, bằng lòng với những cách giải quyết có sẵn trong sách giáo khoa. Việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học không phù hợp với nội dung và đặc điểm lớp học chẳng những không khuyến khích học sinh nỗ lực cá nhân mà còn tạo ra sự nhàm chán trong học tập, tạo ra sự trì trệ trong hoạt động của GV.

- GV và học sinh chưa khắc phục được nhận thức, thói quen dạy học truyền thống nặng nề lý thuyết, coi nhẹ thực hành ứng dụng.

- Việc bồi dưỡng GV có thể chưa theo sát với yêu cầu nâng cao kiến thức, cũng như nghiệp vụ sư phạm, chưa theo hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Việc đánh giá thi cử chủ yếu dựa trên nội dung và hình thức truyền thống làm hạn chế việc đổi mới phương pháp dạy học, môn Tin học bị đánh giá nhẹ về thực tiễn ở các trường THPT.

- Thông tin và sự thay đổi chưa cập nhật thường xuyên cùng với sự thay đổi theo khu vực và thế giới.

- Học sinh không có hứng thú với các tiết lập trình khô khan, hơn nữa phần lớn học sinh là con em gia đình thuần nông lại không có điều kiện mua sắm máy vi tính – công cụ hỗ trợ đắc lực cho Tin học để thực hành và ứng dụng, điều đó phần nào khiến học sinh chay lười đối với các tiết học Tin học và học để “đối phó”.

Từ những điều nói trên ta thấy rằng, nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một đòi hỏi bức xúc của sự nghiệp giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Và để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học đó, các nhà khoa học và các nhà sư phạm đã đề ra một số phương pháp mới trong dạy học, nhằm phát huy tối đa tính tích cực của người học như: phương pháp dạy học nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học chương trình hoá ...

1.2.5 Giải pháp khắc phục

1.2.5.1 Định hướng về phương pháp dạy học

- Cần kế thừa các phương pháp dạy học truyền thống có tính đến đặc điểm riêng của bộ môn, đồng thời áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực sau vào giảng dạy Tin học:

+ Dạy học đặt và giải quyết vấn đề. + Dạy học hợp tác.

+ Dạy học theo quan điểm hoạt động. + Dạy học dựa trên đề án.

- Cần có máy tính và phần mềm để dạy và học Tin học. Máy tính cá nhân được liên tục nâng cấp về tốc độ xử lý, về dung lượng bộ nhớ, phần mềm cũng liên tục được phát triển, do đó SGK cũng không nên quá phụ thuộc vào một loại máy tính cũng như phần mềm nào đó và cần tăng cường kết hợp giữa giảng dạy lí thuyết và thực hành.

- Bài thực hành được dạy ở phòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máy tính. Máy tính là giáo cụ trực quan – học sinh làm quen ngay với menu, biểu tượng trên màn hình. Máy tính còn là phương tiện học tập – học sinh dùng máy tinh kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa được học.

- Cho học sinh tham tham quan thực tế các trung tâm công nghệ phần mềm và tổ chức các hội thi nhằm phát huy sự sáng tạo của học sinh đối với lĩnh vực Công nghệ thông tin.

1.2.5.2 Định hướng về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Vì bộ môn Tin học liên quan chặt chẽ đến việc sử dụng máy tính và cách tìm tòi hướng giải quyết vấn đề theo phương pháp công nghệ cho nên ngoài kiểm tra viết thì GV nên chú ý:

- Đánh giá học sinh qua thực hành: Kĩ năng sử dụng máy tính và các phần mềm.

- Đánh giá khả năng giải quyết vấn đề: Tìm hướng giải quyết và biết lựa chọn công cụ thích hợp.

- Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm. - Đánh giá qua hội thoại, vấn đáp.

1.2.5.3 Vận dụng theo đặc điểm nhà trường, địa phương, các loại đối tượng học sinh

Xuất phát từ tình hình thực tế của giáo dục nước ta và đặc trưng của môn học nên việc tổ chức dạy học và phương pháp dạy học cần phải được thực

hiện một cách linh hoạt, với những hình thức đa dạng để đảm bảo được yêu cầu phổ cập và nâng cao nếu có điều kiện.

- Nếu có đủ máy tính, bài thực hành nên được dạy ở phòng máy, mỗi học sinh được sử dụng một máy, trường hợp không có đủ máy tính hoặc do yêu cầu của bài học thì có thể cho học sinh học thực hành theo nhóm.

- Nếu có điều kiện nên bố trí giờ cho học sinh đi tham quan các cơ cở công nghệ thông tin.

- GV cần cho học sinh thực hành các đề tài thiết thực liên quan đến học tập của bản thân và cuộc sống xã hội của địa phương.

- Những trường học có điều kiện nên khuyến khích học sinh tự lựa chọn các chủ đề tự chọn về Tin học.

Bên cạnh những kiến thức đã được cây dựng trong chương trình học, dưới đây là những nội dung có thể dạy trong các chủ đề tự chọn:

+ Đồ hoạ

+ Thiết kế nhờ máy tính

+ Phần mềm trình chiếu

+ Soạn thảo văn bản nâng cao + Bảng tính điện tử

+ Đa phương tiện

+ Internet

+ Âm nhạc

+ Robot

+ Và những nội dung khác theo sở thích và phù hợp với đặc điểm phát triển của địa phương, của học sinh ở môi trường đó.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)