Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 42 - 44)

học nhóm

2.1.4.1 Ưu điểm

Thông qua phương pháp dạy học theo nhóm, GV sẽ giúp HS tiếp xúc và cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong lí luận cũng như trong thực tiễn học tập. Điều đó khơi gợi cho HS sự hứng thú trong học tập, tạo được niềm tin vào khả năng sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra. Quá trình hoạt động giúp cho HS cùng nhau khám phá những tri thức mà nhân loại đã tích luỹ được, làm cho HS hiểu lâu hơn, hiểu rõ hơn và nhớ lâu hơn vì HS đã nắm được bản chất của vấn đề thông qua kiến thức của tập thể.

Do đó, ưu điểm thứ nhất của phương pháp này là hiệu quả học tập của HS được nâng cao sau khi tham gia các hoạt động thảo luận nhóm. HS có thể chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm học tập cho các thành viên trong nhóm của mình. Do có sự hợp tác cùng nhau làm việc và thảo luận nên nhóm HS có thể giải quyết được nhiệm vụ học tập có tính chất phức hợp.

Thứ hai, phương pháp dạy học theo nhóm rèn luyện rất tốt cho khả năng phát biểu trước đám đông - điều mà đa số HS ngày nay rất yếu. Không những thế, nó còn rèn luyện HS biết sống trong tập thể, biết nói và biết nghe người khác nói. Đây là tiền đề để xây dựng một xã hội tốt đẹp mà không ai là không mong muốn. Qua sinh hoạt nhóm, tình đoàn kết sẽ được tăng lên nhờ hiểu nhau. Và cũng qua đó, các thành viên trong nhóm sẽ biết tuân thủ các qui định,

trước hết là của nhóm. Đấy là tiền đề để sau này HS là những công dân tuân thủ pháp luật tốt.

Thứ ba, phương pháp dạy học này còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới “Lấy HS làm trung tâm”. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập đôi khi phải giải quyết nhiều bài tập có mức độ khác nhau mà từng cá nhân xuất sắc đôi khi không giải quyết được hết các bài tập đặt ra. Do đó, sự cộng tác của tập thể, sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm với nhau là rất cần thiết, giúp HS có thái độ tích cực trong quá trình học tập, thay đổi “lối mòn” học tập trước đây, từ đó lập nên những mặt mạnh của riêng bản thân HS.

Thứ tư, phương pháp học nhóm đáp ứng rất tốt mục tiêu cải cách là phát huy cao độ tính tích cực học tập của HS, tăng cường sự tham gia tích cực của HS. Nếu chia nhóm có trình độ tương đối đồng đều và đặt ra các vấn đề thích hợp, HS trong nhóm tất sẽ tích cực cùng nhau tham gia giải quyết.phương pháp dạy học nhóm., chủ động tham gia, được bày tỏ ý kiến quan điểm, được tôn trọng.

Thứ năm, phương pháp này đáp ứng tốt việc phát triển năng lực lãnh đạo, tổ chức, năng lực hợp tác của HS, thúc đẩy khả năng tự quản cho HS bằng cách chuyển một số nhiệm vụ dạy và học cho HS. Trong học tập thông qua hoạt động nhóm, HS được thay đổi vai trò làm nhóm trưởng, thư kí, hình thành năng lực lãnh đạo, quản lí của người lao động. Để thu được kết quả cao trong học tập nhóm, các HS phải rèn luyện kĩ năng xã hội. Làm việc cùng nhau sẽ phải học cách hiểu người khác theo những cách khác nhau. HS cũng sẽ phải học cách tin tưởng lẫn nhau, chấp nhận và bổ trợ lẫn nhau. HS sẽ phải học cách giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trong trường hợp này, những kĩ năng hợp tác sẽ tạo ra những tình huống thực tế để áp dụng các kĩ năng vào thực tiễn.

Thứ sáu, tăng cường đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá trong nhóm. Để góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhóm, GV tổ chức cho HS có thể đánh giá định kì và thường xuyên về tiến độ thực tiễn nhiệm vụ của nhóm

mình đồng thời đánh giá nhóm bạn. Qua đó năng lực đánh giá và tự đánh giá của HS được hình thành và phát triển đồng thời tạo cơ hội để đánh giá hiểu biết bản thân và nhận sự phản hồi của bạn bè, khuyến khích khả năng suy nghĩ về việc học tập của các em và quyết định điều kiện nào nên được sử dụng để đánh giá công việc của các em trong tương lai. Điều đó cũng nói lên ý nghĩa thực tế của việc hoạt động nhóm.

Tóm lại, những kỹ năng hoạt động nhóm là những kỹ năng mà HS cần phát triển như một phần của việc học mình. Những kỹ năng đó đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo một nghề nghiệp tương lai cho các em. Nhóm làm việc được xem như một phần quan trọng cho việc học của các em ở các bậc cao hơn và cả nghề nghiệp sau này. Như vậy, hoạt động nhóm không chỉ ý nghĩa đối với HS tại nhà trường mà còn có ý nghĩa thực tế trong đời sống.

2.1.4.2 Nhược điểm và hạn chế của phương pháp dạy học nhóm

Một vấn đề tồn tại ở Việt Nam gây ra những hạn chế cho dạy học nhóm nhỏ:

- Hạn chế do không gian lớp học: Lớp đông, phòng hẹp, khó tổ chức. - Hạn chế do quỹ thời gian: Cần nhiểu thời gian cho thảo luận nhưng giờ học chỉ có 45 phút.

- Một số HS tự giác chưa cao: Trong giờ học tập theo nhóm, HS yếu thường hay ỷ lại vì đã có một số HS giỏi làm việc và báo cáo kết quả.

- Hiệu quả của việc tổ chức dạy học nhóm thường không cao nếu như việc tổ chức nhóm chỉ là hình thức. Trong việc tổ chức học tập nhóm, nếu GV thiếu khả năng tổ chức, quản lí, HS chưa tự giác tích cực, chưa có kĩ năng hợp tác, chưa được tạo điều kiện về không gian, thời gian và nhiệm vụ không rõ ràng... thì việc học tập hợp tác sẽ không có tác dụng.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)