Các bước tiến hành dạy học bằng phương pháp hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 49 - 62)

Bước 1: Thành lập nhóm

Để tổ chức được hoạt động nhóm thì việc thành lập nhóm là tất yếu, người GV cần đặt ra cho mình những câu hỏi:

 Nhóm bao gồm những ai?

 Những mặt mạnh cơ bản, mặt yếu cơ bản của từng HS là gì?

 Làm thế nào để những mặt mạnh đó phát huy có hiệu quả?

 Các thành viên trong nhóm sẽ làm việc với nhau như thế nào?

 Làm thế nào để các thành viên trong nhóm trình bày kết quả tốt nhất?

- Nhóm có thể được thiết lập trong một số lớn các phương pháp khác nhau (vì có nhiều cách tổ chức). Tuỳ theo từng vấn đề mà GV có thể vận dụng hình thức thảo luận theo nhóm nhỏ hoặc nhóm lớn.

- Đối với các kiến thức mới:

+ Nếu vấn đề cần được bàn bạc kỹ, lôi cuốn nhiều HS tham gia thì tổ chức thảo luận theo hình thức nhóm nhỏ.

+ Nếu vấn đề khó, mang nội dung kiến thức mở rộng, hệ thống thì GV giao cho HS tham khảo SGK trước, sau đó GV tổ chức thảo luận theo nhóm lớn.

- Đối với các tiết ôn tập hoặc trong quá trình sửa bài tập thì số lượng các thành viên trong nhóm sẽ tuỳ thuộc vào mức độ của bài tập và năng lực của HS. Cụ thể:

+ Nhóm từ 2 – 3 thành viên thường giải quyết những bài tập tương đối ngắn và đơn giản.

Phương pháp này có một số ưu điểm – nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Nhóm sẽ ít mất trật tự và HS sẽ tích cực hoạt động hơn vì

có ít người, ít di chuyển nên sẽ tiết kiệm thời gian hơn.

Khuyết điểm: Chỉ giải quyết được những bài tập đơn giản.

+ Nhóm từ 4 -6 HS (nhóm lớn) thường được tổ chức để giải những bài tập tương đối phức tạp hơn và cần nhiều kinh nghiệm hơn.

 Ưu điểm: HS học hỏi được nhiều kinh nghiệm lẫn nhau do có nhiều ý kiến cùng tham gia vào một chủ đề, giải quyết được các bài toán phức tạp hơn và có yêu cầu cao hơn.

Khuyết điểm: Đối với nhóm làm việc như thế này thường dễ gây ra

mất trật tự, ảnh hưởng đến các nhóm xung quanh. Nhóm đông người nên dễ dẫn đến hiện tượng tị nạnh, đùn đẩy cho nhau, và có thể sẽ xảy ra hiện tượng bất đồng ý kiến.

- Nhóm được tổ chức, sắp xếp bằng nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo thực hiện tốt các mục đích của công việc đã được đặt ra.

+ Nhóm có thể được sắp xếp và bố trí theo ý kiến của HS (cho HS tự lựa chọn nhóm làm việc theo sở thích của mình).

Đối với hình thức HS tự lựa chọn nhóm làm việc sẽ có những ưu và khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: HS cảm thấy thoải mái, giúp HS tự tin hơn để đóng góp ý

kiến. Làm việc cùng với những người bạn thân thì HS có thể phê bình hay bác bỏ ý kiến không hợp lí một cách thẳng thắn, đồng thời HS sẽ góp phần hoàn thiện các kiến thức trong nhóm bạn của mình nhiệt tình hơn – đây là do yếu tố

Khuyết điểm: Gây lúng túng trong quá trình thành lập nhóm làm

mất thời gian vì có một số HS khó chọn lựa nhóm để tham gia. Ngoài ra, quá trình tiến hành chọn nhóm cũng có thể gây ồn ào, mất trật tự do HS có nhiều việc riêng để nói với nhau. Mặt khác, các HS chơi chung với nhau thường có học lực ngang nhau, điều đó dẫn đến tình trạng HS học hỏi và bổ sung cho nhau tương đối ít, HS yếu cũng khó tiến bộ.

+ Nhóm được tổ chức, sắp xếp theo danh sách. Cách thức tổ chức này cũng có những ưu khuyết điểm như sau:

Ưu điểm: Việc chia nhóm của GV diễn ra nhanh gọn, đảm bảo tính

công bằng. Mặt khác HS có cơ hội trao đổi kinh nghiệm với các bạn khác trong lớp (các HS này có thể không chơi thân với nhau. Việc nói chuyện riêng trong lớp do việc chia nhóm này mang lại cũng ít hơn.

Khuyết điểm: Chia nhóm do sắp xếp theo danh sách thường mất

thời gian do di chuyển chỗ ngồi, gây ồn ào. Chia nhóm như thế này sẽ dẫn đến việc HS dễ bất đồng ý kiến do không hợp nhau. Và trong mỗi nhóm, trình độ giữa các thành viên có thể khác nhau rất nhiều, chẳng hạn nhóm có nhiều HS giỏi và nhóm có nhiều HS kém.

+ Nhóm được tổ chức, sắp xếp theo chỗ ngồi. Đây là cách thức chia nhóm mà GV thường sử dụng nhất và được áp dụng rỗng rãi trong tất cả các môn học, không riêng gì môn Tin học. Bởi phương pháp chia nhóm này có nhiều ưu điểm:

Ưu điểm: Không mất thời gian di chuyển chỗ ngồi, không gây xáo

trộn ồn ào trong lớp. Mặt khác, HS ngồi cạnh nhau nên trong quá trình học tập cũng thường trao đổi ý kiến với nhau, điều này giúp các em tự tin trong quá trình thảo luận, việc hợp tác trong nhóm do đó sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

Khuyết điểm: Các nhóm HS ở cuối lớp thường khá ồn ào, nếu phân

nhóm theo chỗ ngồi thì các em thuận tiện hơn trong việc thực hiện công việc riêng, thậm chí nói chuyện nhiều hơn. Mặt khác, chia nhóm này làm cho HS

chỉ trao đổi kinh nghiệm với các HS khác xung quanh mình, trong khi trong lớp còn rất nhiều HS có kinh nghiệm.

+ Ngoài ra, GV cũng sử dụng nhiều hình thức khác để phân nhóm. Trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm, GV cũng có thể phân nhóm nhiều lần để hoàn thành mục đích của công việc.

Chẳng hạn: Đối với tiết bài tập 30 câu (bài tập ở mức độ khá) được thực

hiện trong 2 tiết học liền kề nhau, hoặc 2 tiết học cách nhau, ở lớp học có sĩ số 42 HS (đây là sĩ số lớp học thông thường ở một trường THPT).

Nếu yêu cầu thực hiện theo các cá nhân thì sẽ không thể đạt được mục đích đặt ra vì có nhiều em sẽ không thể giải được một số câu, hoặc chỉ hoàn thành đối với một vài em HS giỏi (tương đương với một bài kiểm tra, sẽ có những câu hỏi đánh giá mức độ năng lực học tập của các em). Với mục đích đặt ra là cả lớp phải thực hiện được và hiểu được từng câu, GV có thể tổ chức hoạt động nhóm như sau:

Tiến hành thực hiện chia nhóm làm 2 lần:

Thực hiện chia nhóm lần thứ nhất:

Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm gồm 7 HS), có thể thực hiện thành lập nhóm bằng việc chọn các em ngồi gần nhau để tiết kiệm thời gian.

+ Thời gian ổn định và chia nhóm ở lần thứ nhất là 5 phút. + Phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

Nhóm 1: Thực hiện các câu hỏi từ 1 đến 5. Nhóm 2: Thực hiện các câu hỏi từ 6 đến 10. Nhóm 3: Thực hiện các câu hỏi từ 11 đến 15. Nhóm 4: Thực hiện các câu hỏi từ 16 đến 20. Nhóm 5: Thực hiện các câu hỏi từ 21 đến 25. Nhóm 6: Thực hiện các câu hỏi từ 26 đến 30.

+ Yêu cầu các em thực hiện trao đổi và nhận xét các câu trả lời để tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể hiểu hết 5 câu hỏi và đáp án mà nhóm của mình chọn.

Thực hiện chia nhóm lần thứ hai:

GV có thể đánh số thứ tự từ 1 đến 7 cho các thành viên trong mỗi nhóm. Sau đó, yêu cầu các HS có cùng số thứ tự sẽ tự tạo lập thành một nhóm. Như vậy, với cách chia nhóm này, ta cũng lập được 7 nhóm và mỗi nhóm gồm có 6 HS.

+ Thời gian chia nhóm ở lần này cũng là 5 phút.

+ Yêu cầu mỗi em trong nhóm giải thích 5 câu mà mình đã thực hiện ở lần chia nhóm lần thứ nhất cho 5 bạn còn lại trong nhóm.

+ Thời gian thực hiện việc giải thích các câu hỏi dành cho các nhóm là 30 phút.

+ Thời gian còn lại của buổi học, GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả của mình. Từ đó các nhóm đối chiếu với nhau để hoàn thành bài tập này.

Bước 2: Xác định kế hoạch của nhóm

Khi tổ chức các hoạt động làm bài tập hoặc giải các bài tập theo nhóm, GV cần đưa ra kế hoạch làm việc sao cho có hiệu quả.

 Cần làm những gì?

 Công việc của nhóm là gì?

 Thời gian bao lâu để thực hiện được điều đó?

 Công việc được phân chia ra sao cho các thành viên ở trong nhóm?

 Nhóm sẽ truyền đạt thông qua hoạt động như thế nào? Hay nhóm sẽ thảo luận như thế nào?

Mỗi nhóm cần xác định rõ mục tiêu để lập kế hoạch hoạt động của nhóm cho phù hợp. Cần xác định cái gì muốn đạt được và các gì cần đạt được. Hiển nhiên, việc thiết lập mục đích cuối cùng của nhóm ở giai đoạn bắt đầu sẽ đảm bảo cho tất cả các thành viên trong nhóm cùng thực hiện chung một mục đích,

chính điều này sẽ làm giảm các bất đồng có thể xảy ra trong nhóm. Cần đặt ra

cho bản thân HS những câu hỏi: + Những gì cần được làm?

+ Những gì các em muốn làm?

+ Có bao nhiêu thời gian để hoàn thành công việc?

Để xác định kế hoạch nhóm cho phù hợp, ta cũng cần chú ý tới các điều sau đây:

Mục đích của hoạt động:

Hoạt động nhóm phải rõ ràng giúp cho HS đạt được mục đích học tập của tiết học. Cụ thể:

 Tạo cơ hội cho HS phát huy khả năng của bản thân.

 Giúp cho HS các kỹ năng làm bài tập, đồng thời kết hợp các hoạt động khác như: kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch hoạt động.

 Làm cho HS có khả năng thể hiện được một kết quả có chất lượng cao. Mục đích của nhóm sẽ tác động vào quá trình xác định kế hoạch nhóm:

 Nếu mục đích là để phát triển kỹ năng của nhóm thì nhấn mạnh vào việc tạo ra kết quả.

 Nếu sản phẩm là mục đích, cần chú ý tập trung vào công việc được làm càng nhanh và hữu ích sẽ càng tốt trong trường hợp này, thảo luận về kỹ năng làm việc sẽ không được ưu tiên đối với các thành viên trong nhóm.

Vì vậy, GV cần suy nghĩ xem xét để mở rộng cho HS được học và thực hành các kỹ năng mới.

Phát triển bài tập:

 HS có thể cảm thấy rắc rối vì tính chất của bài tập nhóm. Điều này xảy ra đối với những bài tập có thể được làm tốt (hoặc tốt hơn hoạt động nhóm) bởi các cá nhân. Ví dụ: kỹ năng viết các bài toán, thuật toán hoặc ý tưởng hình thành bài toán lập trình sẽ không phù hợp nếu nó là bài tập nhóm. Hoặc khi bài tập chỉ cần dựa vào kiến thức của một vài HS – thường là những bài tập mang tính chất nâng cao đối với các em có năng lực vượt trội hơn các

bài tập không yêu cầu sự hợp tác để đạt được thành công thì nó sẽ càng thành công nhiều hơn bởi các cá nhân.

 Bài tập nên được thiết kế sao cho tất cả các HS đều có thể đóng góp một cách hiệu quả, có thể thông qua việc phân công các vai trò khác nhau để HS nhận ra rằng bản thân các em đều có thể đóng góp cho sự thành công của nhóm. Việc lập kế hoạch phân công nhóm cần dựa vào năng lực của mỗi HS.

 Người GV cần đảm bảo rằng, mỗi nhóm sẽ được giao cho một bài tập tương ứng cả về mức độ khó và số lượng, điều này cần chú ý khi các nhóm được phân công làm các bài tập khác nhau.

 Chẳng hạn: Đối với các nhóm được phân công theo vị trí chỗ ngồi, hoặc tự chọn nhóm theo sở thích, các em sẽ có mức độ học khác nhau. Do đó, khi phân công nhiệm vụ bài tập, các nhóm có trình độ cao hơn (mức học khá hơn) thì sẽ chọn những câu khó hoặc số lượng các câu hỏi nhiều hơn. Đồng thời, các nhóm khác sẽ được phân công nhiệm vụ tương ứng năng lực của các em trong nhóm hoặc dựa trung bình thành viên trội nhất trong nhóm – nếu nhóm đó có tỉ lệ HS khá giỏi ít hơn các HS khác trong nhóm.

Tự chủ về thời gian:

 Bài tập nhóm thực hiện xong sẽ tốn nhiều thời gian hơn một bài tập do các cá nhân thực hiện. Bởi vì nhóm phải trải qua thời gian thành lập nhóm, thành lập các quá trình hoạt động trước khi bài tập được giải quyết. Chẳng hạn các em sẽ phân công nội dung công việc cho các thành viên để tìm kiếm các thông tin liên quan, hoặc bài tập có nhiều nọi dung sẽ được phân công cho các cá nhân, các cá nhân sẽ tự tìm hiểu và sau đó tổng hợp lại kết quả của mình, nhóm đánh giá nhận xét để rút ra kết luận cho bài tập của cả nhóm. Do đó, để hoạt động nhóm tiết kiệm thời gian thì GV phải yêu cầu HS chuẩn bị trước các kiến thức liên quan đến hoạt động của mình.

 Lập kế hoạch cần phải qui định chặt chẽ về thời gian. Đối với nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong nhóm phải thiết lập nên thời gian để kế hoạch của nhóm cũng như của cả lớp có thể được hoàn thành đúng thời gian qui định.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

Đó là sự hợp tác của từng thành viên trong nhóm: Mỗi thành viên trong nhóm suy nghĩ và đưa ra giải pháp của bản thân. Sau đó, các thành viên trao đổi với nhau, tranh luận để tìm ra đáp án đúng nhất trong quá trình thảo luận vấn đề. Bên cạnh đó vẫn ghi nhận những ý kiến của các cá nhân nếu thành viên trong nhóm không thống nhất với ý kiến được đưa ra.

GV cần xác định các nội dung sau:

 Vị trí của các thành viên trong nhóm như thế nào?

 Các thành viên trong nhóm sẽ hỗ trợ nhau như thế nào? Xác định vai trò của từng thành viên trong nhóm?

 HS sẽ thảo luận như thế nào?

 Tiến trình (quá trình) thảo luận được theo dõi như thế nào?

 Cần có dụng cụ hay phương tiện bổ trợ hoạt động nhóm hay không? Sử dụng các công cụ bổ trợ như thế nào?

Trong quá trình thực hiện hoạt động nhóm có thể sẽ gặp một số khó khăn sau:

- Nếu trong nhóm có một HS đi trễ (có thể ra ngoài trong quá trình tiết học đang được thực hiện) sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ việc thực hiện hoạt động của nhóm. Và sự sắp xếp HS này vào nhóm cũng rất khó khăn, bởi HS này không biết được nhiệm vụ cụ thể của mình cũng như mục đích của nhóm.

Khắc phục:

GV có thể đưa ra những biện pháp nghiêm khắc xử lý vi phạm nếu như HS đi học trễ so với thời gian qui định sẽ không được vào lớp cũng như tham gia các hoạt động nhóm, từ đó các em sẽ rút kinh nghiệm để đi học đúng giờ. Đối với HS xin phép ra ngoài thì GV nên cho nhóm của em thực hiện trao đổi lại từ đầu, báo cáo tổng kết các kết quả chậm hơn một tí, hoặc giao cho em HS đi trễ một nhiệm vụ mới.

- Chỉ có một vài thành viên trong nhóm thực hiện, các thành viên còn lại không đóng góp ý kiến gì cho thành công của nhóm mà chỉ chờ để hưởng kết

quả của nhóm. Hoặc các em chia ra để thực hiện trong khi yêu cầu là tất cả phải cùng thực hiện một vấn đề sau đó trao đổi kinh nghiệm. Bên cạnh đó, các em còn nói chuyện riêng nên không hoàn thành nhiệm vụ của mình. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và kết quả hoạt động nhóm.

Khắc phục:

 Trong quá trình thực hiện đòi hỏi người GV phải luôn giám sát, theo dõi, nhắc nhở các em thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình.

 GV có thể yêu cầu tất cả các em trong quá trình thực hiện hoạt động bên cạnh hoàn thành mục tiêu công việc, còn phải hoàn thành việc đánh giá

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)