phân bố cho các nhóm hoạt động thường gây mất thời gian (do các nguyên nhân trên) và công tác tổ chức thành lập nhóm cũng gây lãng phí thời gian (do điều kiện, vị trí ngồi và đặc điểm tâm lý HS) trong khi thời gian của tiết học chỉ có 45 phút.
- GV cũng cho rằng, việc áp dụng phương pháp dạy học nhóm cần có sự chọn lọc về nội dung, cách thức tổ chức và phù hợp với bài giảng: Không phải bài học nào cũng tổ chức được phương pháp dạy học nhóm mà có thể kết hợp với nhiều phương pháp dạy học tích cực khác nhau, kể cả phương pháp dạy học truyền thống.
- Trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học nhóm, GV cũng chỉ ra rằng việc chọn lựa và phân chia nhóm cần có sự am hiểu đối với các lớp học, do điều kiện lớp học, đặc điểm, trình độ của HS là khác nhau ở mỗi nhóm nên cần có sự phân chia nhóm hợp lí, tạo điều kiện cho các em tiến tới mục tiêu của bài học tốt nhất.
2.3.2 Thực trạng việc học theo phương pháp hoạt động nhóm ở trường THPT THPT
Thực hiện điều tra dựa trên phiếu điều tra thực nghiệm (phụ lục 4) về mức độ hứng thú đối với phương pháp học hoạt động nhóm của HS THPT trên một số trường thuộc địa bản tỉnh Quảng Ngãi cho kết quả như sau:
Câu trả lời Câu hỏi A B C D Câu 1 25% 57,5% 17,5% 0% Câu 2 15% 45% 37% 3% Câu 3 34% 23% 25% 15% Câu 4 35% 10% 20% 35% Câu 5 24,5% 35,5% 30% 10% Câu 6 30% 25,5% 12,5% 32% Câu 7 15,5% 15,5% 38% 31% Câu 8 23% 44% 17% 16% Câu 9 14% 25% 45,5% 15,5% Câu 10 35,5% 25,5% 24% 15% Câu 11 45,5% 34% 4,5% 16% Câu 12 43,5% 28,5% 10% 18% Câu 13 14% 35% 45,5% 5,5% Câu 14 38,5% 33% 23,5% 5% Câu 15 55,5% 23% 21% 0,5%
Bảng 2.2: Thống kê kết quả phiếu điều tra thực nghiệm về hứng thú học tập môn Tin học bằng phương pháp hoạt động nhóm của HS ở THPT
Dựa trên bảng số liệu cho thấy:
- HS khá hứng thú với phương pháp dạy học này và cảm thấy việc học phương pháp này đem lại hiệu quả cao trong học tập.
thân mình nên tham gia khá nghiêm túc các hoạt động nhóm, thể hiện được vai trò của mình trong nhóm và tham gia góp ý kiến sôi nổi.
Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này ở HS còn nhiều hạn chế: - HS thực hiện phương pháp này chủ yếu dựa vào ý thức của bản thân và sở thích của cá nhân, muốn khẳng định bản thân.
- Lúng túng trong phân chia nhiệm vụ. - Thụ động trong phát biểu và đưa ra ý kiến.
- Hợp tác chưa thành công với các thành viên còn lại. - Bảo thủ trong nhận xét.
- Chưa nhận thức rõ vai trò của phương pháp hoạt động nhóm đem lại cho cá nhân.
- Tham gia hoạt động thảo luận chậm trễ, phân bố thời gian hoạt động không đồng đều giữa các khâu.
Từ những thực trạng trên, để phương pháp dạy học hoạt động nhóm thực sự đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập, bản thân GV và HS cần nắm rõ những khái niệm cơ bản của phương pháp và những kỹ năng cần thiết khi tham gia vào quá trình dạy học.