Khái niệm hoạt động nhóm

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 36 - 38)

Khái niệm hoạt động nhóm được hiểu như sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để đạt được mục tiêu của giáo dục.

Theo đó, GV sẽ là người đóng vài trò tổ chức cho học sinh hoạt động trong các nhóm nhỏ để HS cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một

thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự lãnh đạo của nhóm trưởng, HS kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau để giải quyết nhiệm vụ được giao...

Hoạt động nhóm trong nhóm học sinh thể hiện 5 yếu tố sau:

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách tích cực: Kết quả làm việc của nhóm có đạt hiệu quả cao hơn hay không một phần nhờ vào sự hợp tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm. Trong quá trình hoạt động, giữa các thành viên có sự ràng buộc về nội dung công việc, phân công nhiệm vụ phải có sự kết hợp giữa các cá nhân. Ngoài ra giữa các cá nhân có sự chia sẻ công việc với nhau, góp phần tạo nên hiệu quả trong toàn nhóm. Mỗi thành viên hoặc cặp thành viên được giao một phần nhiệm vụ chung của nhóm. Kết quả của nhóm được tạo ra khi kết hợp tất cả kết quả của các thành viên.

- Thể hiện trách nhiệm cá nhân: Mỗi cá nhân được phân công trách nhiệm thực hiện một phần công việc và tích cực làm việc để đóng góp vào kết quả chung. Tránh tình trạng chỉ nhóm trưởng hoặc thư kí làm việc và ý kiến được tôn trọng còn các thành viên khác đứng ngoài cuộc quan sát, không làm việc hoặc không sử dụng kết quả, thậm chí không hiểu được nội dung của công việc.

- Khuyến khích sự tương tác: Trong quá trình hợp tác giữa các thành viên cần có sự trao đổi, chia sẻ, thảo luận tích cực và cùng nhau đi đến thống nhất để tạo thành ý kiến chung của nhóm.

- Rèn luyện các kỹ năng xã hội: Tham gia hoạt động nhóm, tất cả các thành viên đều có cơ hội để rèn kĩ năng như: lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi, đưa thông tin phản hồi tích cực, thuyết phục, ra quyết định, trình bày trước đám đông, ...

- Kĩ năng đánh giá: Cả nhóm HS cần phải thường xuyên rà soát công việc mà mình đang làm thông qua câu hỏi “Chúng ta đang làm như thế nào?” và “Kết quả ra sao?”.

HS có thể đưa ra các ý kiến nhận định đúng hoặc sai, tốt hoặc chưa tốt để góp phần hoàn thiện các nhiệm vụ được giao của toàn đội và kết quả của cả nhóm.

Để làm tăng thêm sự thuận lợi làm việc theo nhóm, mỗi người cần biết và nắm rõ các kỹ năng hoạ động nhóm quan trọng sau đây:

- Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm khả năng viết, nói, nghe và dùng ngôn ngữ cử chỉ, hình thể để diễn đạt.

- Kỹ năng quan sát: Sử dụng giác quan thị giác để có thể nhận thức

được từng người trong nhóm và năng lực cũng như khả năng của cả nhóm.

- Kỹ năng tự thể hiện: Đó là sự khẳng định, kiên quyết, giữ vững lập trường nhưng không bảo thủ để tạo ra sự đóng góp tích cực cho nhóm. Tuy nhiên không làm chế ngự các hoạt động của các cá nhân khác trong nhóm cũng như không chế ngự sự tích cực của các thành viên khác.

- Kỹ năng hỗ trợ các thành viên khác trong nhóm: Giải quyết các tình

huống căng thẳng, giúp những thành viên khác giải quyết các vấn đề khó khăn, cung cấp những đóng góp tích cực nhằm đạt được mục đích đã đặt ra.

Lưu ý: Hoạt động nhóm được sử dụng khi gặp các yếu tố sau:

- Một số mục tiêu của môn học đạt được kết quả cao thông qua hoạt động nhóm của học sinh.

- Bài tập chỉ có thể tiến hành khi hoạt động nhóm.

- Bài tập đưa ra tương đối phức tạp đối với một học sinh.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)