Dạy học nội dung bài tập mới

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 67 - 68)

3.1.1 Vị trí, chức năng của việc dạy bài tập mới môn Tin học [1], [2], [3], [4], [5]

- Việc dạy bài tập mới đối với môn Tin học 11 là vô cùng quan trọng. - “Môn Tin học ở trường THPT nói chung và Tin học 11 nói riêng trang bị cho HS những hiểu biết cơ bản về công nghệ thông tin và vai trò của chúng trong xã hội hiện đại, phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ cho học tập và cuộc sống. Do đó, Tin học có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán cho người lao động, góp phần hình thành học vấn phổ thông cho HS.

Ngoài ra, Tin học còn hỗ trợ cho hoạt động học tập của HS, góp phần làm tăng hiệu quả của giáo dục. Tin học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách cho HS không chỉ thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đoàn thể, chính trị mà còn có thể thực hiện mọi nơi mọi lúc. Các kiến thức kĩ năng trong môi trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp HS có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội” [14].

- Các tiết học bài tập mới nhằm giúp HS làm quen với một số khái niệm về lập trình và ngôn ngữ bậc cao: định nghĩa, cấu trúc câu lệnh, cú pháp, ý nghĩa của từng câu lệnh và cách vận dụng câu lệnh vào trong các bài tập cụ thể, là tiền đề giúp HS tiến tới các tiết bài tập.

- Các tiết học mới cũng đóng vai trò kích thích sự ham thích môn học Tin học nói chung và lập trình nói riêng, rèn luyện cho HS tính tự giác trong việc tìm hiểu và nâng cao các kiến thức. Việc dạy các tiết bài tập mới có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên để kích thích sự ham muốn của HS để HS tự nhận thức được nội dung bài học và nhận ra kiến thức của bài để ghi nhớ sâu sắc thì không phải là dễ. Và đây chính là mục đích mà chúng ta vận dụng trong phương pháp dạy học nhóm.

- Đối với các tiết học bài tập mới, lượng kiến thức của HS tăng lên rất nhiều nếu GV hướng dẫn HS vào bài học đúng cách và tạo được tâm lí hứng thú cho HS. Tuy nhiên, nếu bài học mới không tạo được cảm giác hứng thú và thoải mái cho HS thì sẽ có tác dụng ngược, thậm chí HS sẽ bỏ qua một phần kiến thức quan trọng làm tiền đề cho các phần học tiếp theo. Do đó, người GV cần chú ý quan tâm đến cách thức tổ chức giờ dạy học và cả phương pháp dạy học đúng với mục tiêu.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)