Quy trình thực hiện dạy học nhóm

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 45 - 48)

2.2.2.1 Chọn nội dung và nhiệm vụ phù hợp

Trong thực tế của dạy học, việc tổ chức cho HS học tập nhóm là cần thiết và chỉ có hiệu quả cao khi:

- Có đủ thời gian để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhiệm vụ học tập có tính chất tương đối khó hoặc rất khó.

Do đó cần huy động kinh nghiệm của nhiều HS, cần chia sẻ nhiệm vụ cho một số HS hoặc cần có nhiều ý kiến tranh luận, tham khảo, tham gia xây dựng thảo luận để thống nhất vấn đề cần lời giải đáp. Đôi khi cùng vấn đề nhưng dưới lăn kính chủ quan của mỗi HS thì sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, tạo sự đa dạng và phong phú về kết quả.

Đối với nội dung thảo luận nhóm dễ dàng thì việc tổ chức HS tham gia vào hoạt động nhóm sẽ làm lãng phí thời gian và không có hiệu quả cao trong dạy học, đôi khi tạo ra sự lười nhác và ỷ lại cho HS.

Việc chọn nội dung thảo luận nhóm cần chú ý: có bài tập có thể thực hiện hoàn toàn theo nhóm nhưng có những bài tập mà chỉ có một phần được chọn làm nội dung thảo luận nhóm. Do đó, GV cần căn cứ vào đặc điểm dạy học nhóm để lựa chọn nội dung cho phù hợp, không nên lạm dụng, áp dụng một cách máy móc, mang tính hình thức sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS và thời gian của tiết học.

2.2.2.2 Thiết kế kế hoạch bài học áp dụng cho dạy học nhóm

Xuất phát từ mục tiêu, nội dung của bài học, GV cần thiết kế các hoạt động dạy học trong đó xác định hoạt động nào cần tổ chức hoạt động theo nhóm.

- Xác định rõ tiêu chí thành lập nhóm: Theo trình độ HS, theo ngẫu nhiên, theo sở trường của HS hoặc theo một tiêu chí xác đinh nào đó.

- Xác định phương pháp dạy học chủ yếu: Dạy học theo nhóm cần kết hợp với phương pháp, kỹ thuật dạy học khác, ví dụ như phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp thí nghiệm, phương pháp xây dựng bản đồ tư duy…

- Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ: Đảm bảo phù hợp với hoạt động, rõ ràng giữa danh mục các thiết bị, dụng cụ do GV chuẩn bị hay cần huy động HS.

- Hoạt động của GV và HS: Cần thiết kế hoạt động nhóm một cách cụ thể. Ví dụ hoạt động của GV là: giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của nhóm HS, nêu mục đích, nhiệm vụ của nhóm, cách chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm.

Thiết kế các phiếu bài tập, bảng nhóm hoặc các bài tập được trình chiếu, thể hiện rõ ràng thông qua bảng phụ, bảng GV để có thể giao việc cụ thể cho các nhóm, tạo điều kiện HS có thể dễ dàng hiểu rõ nhiệm vụ và thể hiện rõ kết quả hoạt động của cá nhân hoặc của cả nhóm.

Chú ý: Xác định thời gian phù hợp cho hoạt động, tránh hình thức (giao

nhiệm vụ trong thời gian quá ngắn không đủ để HS thảo luận).

Cần thiết kế các hoạt động kết hợp cá nhân, theo cặp, theo nhóm để thay đổi hoạt động, tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập của HS.

- Thiết kế nhiệm vụ, củng cố, đánh giá: GV cần dự kiến các cách thức tổ chức đánh giá: Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của nhóm qua việc đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác sẽ nhận xét và bổ sung vào kết quả đó.

GV có thể thiết kế thêm một số bài tập củng cố chung hoặc dưới hình thức trò chơi học tập theo nhóm, khuyến khích HS học tập tích cực và thoải mái nhưng cần chú ý tới thời gian của lớp học.

2.2.2.3 Tổ chức dạy học nhóm

GV nêu nhiệm vụ học tập hoặc nêu vấn đề cần tìm hiểu và phương pháp học tập cho toàn lớp.

- Phân công nhóm học tập và bố trí vị trí hoạt động của nhóm phù hợp theo thiết kế: Nhóm trưởng, thư kí và các thành viên. Tuỳ theo nhiệm vụ có thể có các cách tổ chức khác nhau: Cặp hai HS, nhóm ba HS, hoặc nhóm hoạt động từ 4 – 8 HS (phụ thuộc vào cách bố trí lớp học).

Trong hoạt động nhóm, HS ngồi đối diện nhau để tạo ra sự tương tác trong quá trình học tập, tránh trường hợp chia hai dãy bàn một nhóm, HS bàn sau chỉ nhìn vào lưng của HS bàn trước.

- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS: Có thể giao nhiệm vụ riêng biệt trong gói nhiệm vụ chung cho mỗi nhóm hoặc cho tất cả các nhóm cùng thực hiện chung một nhiệm vụ. GV sẽ nêu rõ thời gian thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu về sản phẩm.

- Hướng dẫn hoạt động của nhóm HS: Nhóm trưởng điều khiển hoạt động của nhóm mình, các cá nhân hoạt động theo nhiệm vụ mà nhóm trưởng đưa ra, có thể hoạt động theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận, sau đó cả

nhóm thống nhất ý kiến chung và đưa ra kết quả cuối cùng. Thư kí có nhiệm vụ tổng hợp các kết quả và nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ trình bày.

- GV theo dõi, điều khiển, tổ chức các hoạt động của nhóm: Khi HS hoạt động nhóm sẽ có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra, nhất là khi HS tham gia giải quyết các vấn đề, quan sát hình ảnh, các bài tập nhóm tổng hợp… Do đó, GV cần quan sát bao quát, đi tới các nhóm để hướng dẫn, hỗ trợ HS. Khi HS thảo luận không đi vào trọng tâm hoặc tranh luận với nhau thiếu hợp tác thì cần có sự hỗ trợ và can thiệp kịp thời của GV để định hướng, điều chỉnh hoạt động nhóm.

- Tổ chức HS báo cáo kết quả và đánh giá: GV tổ chức cho HS lắng nghe và phản hồi tích cực. GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ hoàn thiện kết quả của nhóm và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác, yêu cầu các HS trong các nhóm khác lắng nghe, tiếp thu và sau đó nhận xét, đánh giá, bổ sung.

Sau khi HS nhận xét, phản hồi, GV chốt lại các kiến thức cơ bản, tránh tình trạng GV giảng lại toàn bộ vấn đề HS đã trình bày làm mất thời gian của tiết học.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)