Đối với các cơ sở đào tạo sư phạm

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 99 - 100)

Để phù hợp với cơ chế mới trong bối cảnh hội nhập, các trường đại học sư phạm, các cơ sở đào tạo sư phạm đã và đang quán triệt quan điểm: “nhà trường dạy những gì mà người học cần, xã hội cần, nền kinh tế cần chứ không phải là dạy những điều mà người thầy có”[].

Để đạt được những điều đó, ngoài những nỗ lực trong việc chấn chỉnh cơ sở vật chất, đào tạo chuyên sâu về mặt chuyên môn, các trường nên chú trọng đào tạo cách dạy phương pháp.

Ngày nay, sinh viên không chỉ lo “học cách dạy” mà cần chuẩn bị tốt để “dạy cách học”, trong đó các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng tự học đóng vai trò quan trọng. Các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cần bổ sung cho sinh viên như: Kỹ năng làm việc với SGK; Kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học; Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục; Kỹ năng giao tiếp, hội nhập; Kỹ năng gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo, gắn lý luận với thực tiễn địa phương; Kỹ năng định hướng, kế hoạch hoá, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá, tự đánh giá…; Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và nâng cao nhận thức hoạt động…

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học THPT, các cơ sở đào tạo sư phạm nên tăng các giờ học thực hành, nhất là các giờ thực hành nghiệp vụ sư phạm, rèn luyện các kỹ năng mềm cho sinh viên, tăng thời gian thực tập sư phạm để sinh viên cọ sát với môi trường dạy học cụ thể. Đồng thời nên đưa

 TS. Nguyễn Văn Đệ - Hiệu trưởng trường đại học Đồng Tháp trong buổi trao đổi với phóng viên báo Giáo dục và thời đại Online

vào đào tạo các môn học mang tính triết lý, thúc đẩy động cơ học tập và nghiên cứu cho sinh viên trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đồng thời trau dồi các kinh nghiệm trong công tác giáo cụ các em HS đa dạng về tâm lý và lứa tuổi với những biến đối có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu SKKN-2018 (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)