2.1.3.1 Phương pháp dạy học nhóm [1],[2],[4],[5]
Dạy học nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh được
chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn đề mà GV đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức nhất định nào đó. Dạy học nhóm nhằm giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức và tư duy, nhân cách của HS.
Theo A.T.Francisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập”. Phương pháp dạy học theo nhóm là phương pháp đơn giản và có hiệu quả để khuyến khích học sinh tham gia vào lớp học. Thảo luận nhóm một cách sôi nổi về những chủ đề gây hứng thú sẽ khêu gợi sự tham gia của hầu hết thành viên trong lớp học. Người GV cần thể hiện là người năng động và tự nhiên thích ứng với những tình huống khác nhau sẽ xảy ra trong suốt quá trình thảo luận nhóm.
Theo Lenz (1982), để thực hiện thành công phương pháp dạy học theo nhóm chú ý một số nguyên tắc:
Thứ nhất, cần phải có chủ đề để thảo luận. Không phải tất cả chủ đề nào cũng có thể thảo luận được, vì vậy cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc chọn lựa chủ đề phù hợp. Vậy, thảo luận là gì? Thảo luận là “khám phá bằng cách đưa ra những nguyên nhân, lí lẽ, kiểm chứng hay tranh luận”. Một cuộc thảo luận có thể là một cuộc đàm thoại thông thường vì nó là một hoạt động có mục đích. Vì vậy, HS nên được chuẩn bị những nội dung thảo luận nhờ được nghe một bài giảng, được xem một bộ phim hay đọc một cuốn truyện. Việc chuẩn bị này giúp cho HS trong lớp có thể có những đóng góp tích cực vào một cuộc thảo luận nhóm. Nếu không được chuẩn bị nội dung thảo luận từ trước thì cuộc thảo luận sẽ trở nên vô nghĩa.
Thứ hai, theo Lenz (1982), GV có nhiệm vụ chuẩn bị thảo luận nhóm như:
- Chuẩn bị cho cả lớp tìm hiểu những tài liệu cơ bản đồng thời càng có nhiều tài liệu tham khảo càng tốt.
- Phân tích tài liệu một cách cẩn thận và đưa ra những giới hạn của chủ đề.
- Phân tích vấn đề và nhấn mạnh những điểm có vẻ là những ý kiến bất đồng.
- Chuẩn bị những câu hỏi. Câu hỏi là công cụ cơ bản của người GV và cần có sẵn trước khi tiến hành thảo luận nhóm. Câu hỏi cần có mối liên hệ trực tiếp với những vấn đề cần, ngắn và dễ hiểu
- Bắt đầu thảo luận, giới thiệu của GV cần ngắn gọn và dàn cảnh mở đầu cho việc thảo luận. Lời giới thiệu này có thể tiếp theo là một câu hỏi mở làm nổ ra sự tranh luận. Những câu hỏi tiếp theo có thể được sử dụng để duy trì cho cuộc tranh luận được sôi nổi. Thông thường thì những câu hỏi hay thường nảy sinh trong quá trình tranh luận.
- Khuyến khích sự tham gia của HS, người GV cần quan sát xem những thành viên nào trong các nhóm là thành viên tích cực tham gia tranh luận, thành viên nào ít tham gia tranh luận, sau đó cần tạo điều kiện hoặc khích lệ HS tham gia nhiều hơn.
Với các thông tin được cung cấp thoả đáng, ý thức được về mục tiêu kết hợp với sự hướng dẫn tài tình của GV, thì một cuộc thảo luận tốt có thể trở thành động lực thúc đầy HS tham gia tích cực và việc học tập trong lớp để đạt được mục tiêu dạy học. Thảo luận sẽ tạo ra bầu không khí học tập vui vẻ và có hiệu quả.
2.1.3.2 Bản chất của việc dạy học nhóm
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.
Dạy học theo nhóm đòi hỏi GV phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọn những nội dung thật sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất.
Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đây là một trong những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS. Với hình thức này, hoc sinh được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt
động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của người GV.
Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
2.1.3.4 Vai trò của người giáo viên trong dạy học nhóm
GV đảm nhận vai trò là nhận xét sự thành công của hoạt động nhóm và điều này cũng có thể là nguồn thách thức trong suốt hoạt động nhóm diễn ra, GV dường như trở thành là người sáng tạo nhóm, người trung gian, người tổ chức, huấn luyện viên, người thầy và đồng thời là người cố vấn trong việc giải quyết vấn đề giữa các nhóm. GV có trách nhiệm giải quyết vấn đề không công bằng, phân công phù hợp giữa các nhóm và cung cấp lời nhận xét hữu ích cho các cá nhân và nhóm.
GV cần chắc chắn rằng thời gian tương đương để biết thông tin về nhóm. GV vần phá vỡ không khí lãnh đạo để có thể hoà nhập, khuyến khích HS nhận ra điểm mạnh cũng như điểm yếu của nhau, hoặc các thuộc tính thật hữu ích để có thể hỗ trợ quá trình này.
Người GV cần phân phối thời gian hợp lí trong suốt tiến trình xây dựng và tăng cường mối quan hệ giữa các nhóm với nhau. Những hoạt động này có thể là nội dung tập trung hoặc được quan tâm thông qua thảo luận những gì mà họ đang cố gắng đạt được.
Trong các hoạt động nhóm của HS, GV đóng vai trò như một người giám sát viên. Việc giám sát của GV đóng vai trò thiết yếu đối với thành công của hoạt động nhóm. Giám sát về cơ bản có nghĩa là nhận biết được tiến độ và tiến triển của hoạt động đó và những hỗ trợ để hoạt động đó thành công hay không thành công.
- GV quan sát thái độ ứng xử của HS khi nói đến hoạt động mà mình vừa yêu cầu thực hiện.
- GV di chuyển quanh lớp học để có thể quan sát được tất cả các nhóm và vừa lắng nghe các nhóm trao đổi để xem HS đi đúng theo chủ đề hay không? GV có thể đặt một số câu hỏi để làm rõ nội dung đưa ra.
- GV quan sát HS xem: Ai làm tất cả? Ai bối rối, xấu hổ? Ai là người đi lạc phương hướng? Ai tỏ rõ vai trò lãnh đạo?
- Làm cho các nhóm nhận biết được hạn chế thời gian dành cho hoạt động và phải cố gắng hoàn tất công việc trong thời gian quy định lúc bắt đầu công việc.