3.1.2.1 Dạy tiết 11: Bài 9 - CẤU TRÚC RẼ NHÁNH [6] [7] [8] [10]
Trong quá trình dạy bài tập mới, ta có thể chia lớp thành nhiều nhóm nhưng cùng thực hiện một công việc, sau đó các nhóm thực hiện cùng công việc sẽ tiến hành kiểm tra và bổ sung cho nhau. Đồng thời cũng có thể chia nhỏ công việc để các em sẽ tiến hành xây dựng bài học tích cực hơn, hiểu bài sâu sắc hơn
Phần tìm hiểu rẽ nhánh
Để tăng tính hứng thú cho bài học hôm nay, GV chia lớp thành 4 nhóm cùng chơi trò chơi vận động:
Nhóm 1: Thực hiện tìm những câu ở vế Nếu…
Nhóm 2: Thực hiện tìm những câu ở vế Thì…
Nhóm 3: Thực hiện tìm những câu ở dạng Nếu không…
Nhóm 4: Thực hiện tìm hiểu những câu ở vế thì… - Số lượng câu: 3
- Thời gian thực hiện thảo luận nhóm: 3 phút.
- Trình bày: GV cho các nhóm lên bảng và ghi các câu của mình đã tìm trong thời gian 2 phút theo hình thức chia bảng như sau:
Hình 3.1: Hình thức chia bảng cho hoạt động nhóm tìm hiểu bài tập mới – Bài 9 – Câu lệnh rẽ nhánh
- Tổng kết: Sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể ghép các câu lại dưới dạng “Nếu… thì …” hoặc “Nếu… thì … Nếu không … thì…”
Lưu ý:
Trong quá trình các nhóm thảo luận tìm câu của mình, GV yêu cầu các nhóm giữ trật tự và không tiết lộ bí mật câu của nhóm mình cho nhóm khác nghe. Điều này vừa kích thích sự tò mò của các em, vừa tăng cường hứng thú cho các em khi tham gia trò chơi vận động. Và hơn thế nữa, khi các câu được lắp ghép hoàn thành dưới sự dẫn dắt GV, sẽ có rất nhiều kết quả bất ngờ, các câu ghép lại vô tình lại khá ngộ nghĩnh, gây cười, giúp giờ học đỡ căng thẳng hơn đồng thời tạo tâm lí thoải mái, cuốn hút cho các em tham gia vào bài học mới.
Phần vận dụng vẽ sơ đồ phương trình bậc 3: ax2
+ bx + c = 0
- Tiến hành chia lớp thành 4 nhóm như trong trò chơi vận động - Phân công nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+ Vẽ sơ đồ thuật toán của các bước tính nghiệm của phương trình bậc 2 lên bìa trong.
- Thời gian hoạt động: 5 phút.
- Trong thời gian các nhóm tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu bài tập, GV theo dõi các nhóm thực hiện và nhắc nhở các em giữ trật tự.
- Sau thời gian yêu cầu, GV chọn 2 nhóm lên trình bày bài làm của nhóm mình bằng cách sử dụng máy chiếu Overhead và bìa trong để chiếu kết quả của nhóm.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu các nhóm còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm thực hiện.
- Tổng kết hoạt động: GV nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh bài tập này cho HS quan sát, ghi chép và ghi nhớ.
Phần tìm hiểu câu lệnh If – then
- Tiến hành chia lớp thành 4 nhóm như phần trò chơi vận động. - Phân công nhiệm vụ bài học cho các nhóm như sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu nội dung câu lệnh If – then ở dạng thiếu.
Nhóm 2: Tìm hiểu nội dung câu lệnh If – then ở dạng đủ.
Nhóm 3: Thực hiện nội dung tương tự nhóm 1.
Nhóm 4: Thực hiện nội dung tương tự nhóm 2. - Thời gian hoạt động nhóm: 10 phút.
- Trong thời gian các nhóm tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu SGK, GV theo dõi, quan sát lớp học và nhắc nhở các em đi đúng hướng bài học yêu cầu.
- Nội dung bảng nhóm thể hiện công việc mà các em cần tiến hành: Cú pháp câu lệnh, ý nghĩa, sơ đồ, sự thực hiện của máy, ví dụ cụ thể.
- Sau thời gian yêu cầu, GV yêu cầu các nhóm thực hiện nội dung tìm hiểu của nhóm mình. GV có thể chọn ngẫu nhiên 1 thành viên trong mỗi nhóm để trình bày 1 trong 2 nội dung đã được đưa ra và lựa nhóm ngẫu nhiên để trình bày.
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu thành viên trong nhóm cùng thực hiện nội dung với nhóm vừa trình bày nhận xét, bổ sung.
- Tổng kết hoạt động:
+ GV nhận xét quá trình hoạt động của các nhóm, sự tương tác giữa các thành viên nhóm và hiệu quả hợp tác trong công việc của các nhóm.
+ GV đánh giá mức độ hiểu bài của các nhóm và tổng hợp, đánh giá nội dung các nhóm vừa trình bày, đồng thời kết hợp tuyên dương và phê bình những cá nhân, nhóm hoàn thành công việc hoặc chưa đạt mục tiêu đã được đưa ra.
+ GV cũng có thể kêt hợp đánh giá và cho điểm các cá nhân thực hiện tốt nội dung đã được đưa ra, khuyến khích tinh thần tự học và hợp tác của các cá nhân.
Lưu ý: Trong quá trình giảng dạy, GV cần chuẩn bị các phương tiện dạy học, bảng nhóm hoặc bảng phụ (nếu cần thiết) hoặc GV có thể giao cho HS tự chuẩn bị các phương tiện dạy học trên (nếu là các phương tiện dạy học dễ làm và dễ chuẩn bị). Đồng thời GV cần chuẩn bị giáo án thật tốt, giáo án phải đảm bảo đạt được mục tiêu của tiết dạy và đúng phương pháp
Giáo án đề xuất dạy học: Xem phụ lục 5
3.1.2.2 Dạy tiết 30 : Bài 12 – KIỂU XÂU – tiết 2[6] [7] [8] [10]
Trước khi vào tiết dạy, yêu cầu chuẩn bị của GV: bảng nhóm, bảng phụ.
Tìm hiểu nội dung bài học mới:
GV tổ chức lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thực hiện công việc tìm hiểu cấu trúc, nghĩa và nêu một vài ví dụ cụ thể về một hàm hay thủ tục mà nhóm mình thực hiện. Sau đó, các nhóm lần lượt cử đại diện lên bảng để trình bày.
GV hướng dẫn, dẫn dắt các nhóm trình bày theo nội dung của bảng nhóm và bảng phụ.
- Chia nhóm:
Tuỳ theo mức độ sỉ số lớp và cách bố trí phòng học ở trường THPT mà chúng ta có thể chọn và sắp xếp các nhóm. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay ở các trường THPT là sỉ số lớp 42, lớp học gồm có 6 dãy bàn bố trí theo chiều dọc của lớp học. GV có thể chia nhóm theo cách: chọn ngẫu nhiên vị trí của các em ngồi gần kề nhau để các em dễ thảo luận và quan sát theo các nhóm.
Lưu ý: Vì đây là bài học mới nên bỏ qua sự khác biệt và chênh lệch về
nhau để các em nắm rõ cấu trúc và ý nghĩa của các câu lệnh. Đồng thời, GV cần tiếp xúc với HS nhiều hơn trong quá trình các em thảo luận bằng cách di chuyển nhiều trong lớp học, tiến tới các nhóm ở xa bàn GV và hướng dẫn các em HS đi đúng hướng bài học. Nếu nhóm nào có sự sai lệch thì nhắc nhở và điều chỉnh. Sự kết hợp giữa thảo luận nhóm có góp ý của GV sẽ tăng hiệu quả hoạt động lên rất nhiều. Để cho các em có thêm hứng thú và ý thức làm việc nhóm, có thể dùng các hình thức tính điểm cho nhóm mỗi khi làm xong 1 bài tập đúng (ví dụ: tặng 1 ngôi sao), và sau giờ học tổng kết được các điểm số mà các em có được trong quá trình thực hiện.
- Nội dung thực hiện của mỗi nhóm:Sau khi bố trí và sắp xếp vị trí các nhóm, GV tiến hành đặt tên nhóm và phân chia công việc cụ thể.
+ Nhóm 1: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2c trong SGK. + Nhóm 2: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2d trong SGK. + Nhóm 3: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2e trong SGK. + Nhóm 4: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2f trong SGK. + Nhóm 5: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2g trong SGK. + Nhóm 6: Thực hiện nghiên cứu nội dung 2h trong SGK. - Thời gian thực hiện nội dung của mỗi nhóm: 10 phút
- Trong thời gian các nhóm thực hiện, GV quan sát và nhắc nhở các nhóm thực hiện nghiêm túc, dẫn dắt HS đi đúng hướng bài học và mục tiêu đã đề ra.
Nội dung bảng nhóm thể hiện công việc mà các em cần tiến hành: tên nhóm, tên hàm / thủ tục, cấu trúc, ý nghĩa, ví dụ cụ thể:
- Sau thời gian yêu cầu, các nhóm cử đại diện lên bảng trình bày kết quả của mình theo nội dung bảng phụ:
Hình 3.2: Nội dung bảng phụ thực hiện tìm hiểu bài tập mới – Bài 12 – Kiểu xâu (tiết 2)
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thực hiện nội dung của nhóm mình, thời gian yêu cầu của tiết dạy có giới hạn nên có thể sử dụng bảng nhóm như kết quả của nhóm. Yêu cầu các nhóm treo kết quả của nhóm mình trên bảng.
- Nhận xét, đánh giá: Sau khi các nhóm tiến hành treo kết quả của mình theo bảng nhóm. GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
Có thể kết hợp nhận xét chéo giữa các nhóm: + Nhóm 1 nhận xét nhóm 6 và ngược lại. + Nhóm 2 nhận xét nhóm 5 và ngược lại. + Nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại. - Tổng kết hoạt động:
+ GV nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm: ý thức tham gia hoạt động nhóm, hiệu quả hoạt động nhóm, tuyên dương các nhóm thực hiện đúng nội dung và hoàn thành đúng thời gian quy định, tuyên dương các thành viên hoạt động tích cực, phê bình các thành viên ham chơi và chưa hợp tác thành công với các bạn.
+ Tổng kết nội dung của bài học thông qua kết quả của các nhóm và nội dung bảng phụ yêu cầu: GV trình bày lại các hàm/ thủ tục theo nội dung bảng phụ để tất cả các HS trong lớp có thể quan sát.
Sau khi tiến hành tìm hiểu các hàm và thủ tục liên quan tới xâu, GV có thể giữ vị trí của các nhóm như ban đầu, sau đó tiến hành cho các em HS tìm hiểu các ví dụ cụ thể do GV đã chuẩn bị sẵn nhằm giúp các em hiểu rõ hơn nội dung đã học và ghi nhớ sâu sắc nội dung vừa mới đạt được ở phần trước.
Bài tập vận dụng 1:
Cho 2 xâu st1, st2 và thực hiện nhanh các thao tác phía dưới: St1:= ‘TRUONG THPT’ ; St2:= ‘PHAM VAN DONG’ Upcase('H') = Pos(‘G’, st1) =
Pos(‘g’, st1) = Insert(st2,st1,13) = Insert(st1, st2,1) = Delete(st1,1,6) = Insert('BAC ',st2,1) = Copy(St1,8,4)= Delete(St1,8,4)=
GV chiếu bài tập ứng dụng, các nhóm quan sát bài tập và thực hiện nhanh, thực hiện đúng được cộng thêm 1 ngôi sao.
Bài tập vận dụng 2.
GV: Chiếu các chương trình ví dụ trên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát và dự đoán kết quả.
Chú ý: Nội dung yêu cầu các nhóm tránh trùng lặp với phần tìm hiểu nội dung bài tập mới để đảm bảo các thành viên trong lớp nắm rõ bài học.
Cụ thể:
+ Nhóm 1: Thực hiện nội dung ở ô thứ 1 + Nhóm 2: Thực hiện nội dung ở ô thứ 2 + Nhóm 3: Thực hiện nội dung ở ô thứ 3 + Nhóm 4: Thực hiện nội dung ở ô thứ 4 + Nhóm 5: Thực hiện nội dung ở ô thứ 5 + Nhóm 6: Thực hiện nội dung ở ô thứ 6
Hình 3.3: Nội dung bảng phụ thực hiện vận dụng bài học – Bài 12 – Kiểu xâu (tiết 2)
- Thời gian thảo luận: 3 phút.
- GV tiến hành quan sát, nhắc nhở các nhóm thực hiện đúng nhiệm vụ của mình một cách nghiêm túc và hiệu quả
- Trình bày kết quả: Các nhóm cử đại diện đứng tại chỗ đọc kết quả thực hiện được sau thời gian thảo luận.
- Nhận xét đánh giá:Sau khi các đại diện các nhóm nêu kết quả, GV mời các thành viên trong các nhóm khác nhận xét, bổ sung vào kết quả nếu như câu trả lời của cá nhân có sự thiếu sót.
- Tổng kết: GV nhận xét các kết quả của các nhóm trả lời, các cá nhân tham gia tích cực, cho điểm khuyến khích sự nỗ lực trong học tập và tham gia xây dựng bài học sôi nổi của các cá nhân xuất sắc.
Thực hiện chạy các chương trình trên bằng ngôn ngữ lập trình Pascal để cả lớp quan sát và nắm rõ lại bài học.
Bài tập vận dụng 3.
GV đưa ra trò chơi ô chữ gồm 6 từ khóa hàng ngang và 1 từ khóa hàng dọc (từ khóa chính). Các nhóm lựa chọn hàng ngang tương ứng với các câu
hỏi, và có 1 khoảng thời gian trả lời. Trả lời đúng sẽ được cộng điểm thưởng, sai bị giành quyền bởi các nhóm khác.
- Điểm thưởng: Nếu hết thời gian vẫn không có nhóm trả lời được có thể gợi ý cho học sinh
GV đưa ra các câu hỏi gợi ý:
+ Câu hỏi 1: Cho xâu S:=’VietNam’, sau khi sử dụng hàm này thì kết quả xuất hiện là 7. Vậy hàm là gì?
+ Câu hỏi 2: Nhập kí tự R vao từ ban phím, kết quả xuất hiện ra màn hình vẫn là R. Vậy hàm hay thủ tục nào đã được sử dụng.
+ Câu hỏi 3: Cho xâu St:=’HOANG’, sử dụng thủ tục Insert(‘Sa’,st,6) thì kết quả xuất hiên là gì?
+ Câu hỏi 4: Cho xâu St:=’BIENDAO QUEHUONG’, sử dụng hàm Copy(st,1,7) thì kết quả xuất hiện sẽ là gì?
+ Câu hỏi 5: Cho xâu st1:=’HOANGSA-TRUONGSA’,
st2:=’TRUONGSA’, sử dụng hàm nào để kết quả xuất hiện ra màn hình là 9? + Câu hỏi 6: Cho xâu s:=’CHUQUYEN-BIENDAO’, sử dụng hàm hay thủ tục nào để kết quả xuất hiện ra màn hình là ‘CHUQUYENBIENDAO’
Hình 3.4: Nội dung bảng phụ thực hiện vận dụng bài học – Bài 12 – Kiểu xâu (tiết 2)
Bài tập tổng hợp * Lập trình đơn giản
Nhập vào từ bàn phím một xâu. Thay thế tất cả các cụm kí tự ‘chung ta’ bằng cụm kí tự ‘Viet Nam’
* Giải quyết
(?) Các nhiệm vụ chính khi giải quyết bài toán này?
(?) Trong bài này, ta cần sử dụng những hàm và thủ tục nào?
GV: Chia lớp làm 6 nhóm. Yêu cầu viết chuẩn hóa một số câu lệnh trên giấy và chuyển hóa từ thuật toán sang NNLT
HS: Thảo luận theo nhóm để viết chương trình.
Tổng kết – ghi nhớ: GV có thể thực hiện bằng hình thức vẽ sơ đồ tư duy
và yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ bằng cách điền nội dung vào những vị trí còn trống. Ở sơ đồ, có thể cho các nhóm tự phát hiện và thực hiện điền vào vị trí chứa số của nhóm mình.
Hình 3.5: Nội dung bảng phụ thực hiện vận dụng bài học – Bài 12 – Kiểu xâu (tiết 2)
Giáo án đề xuất dạy học: Xem phụ lục 6