Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành ngành kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn

3.1.1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành ngành kinh

chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Quan điểm này nhằm giúp cho quá trình tổ chức tổ chức thực hiện về du lịch có được sự định hướng đúng đắn, hạn chế những bất cấp, khó khăn để hoàn thành mục tiêu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Ngày 16/01/2017 Bộ chính trị đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là một văn kiện hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển du lịch đất nước ta. Đây cũng thể hiện quan điểm rất rõ ràng của Đảng và nhà nước ta xác định vị trí, tầm quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay.

Đầu tiên Đảng ta xác định hướng đi của du lịch Việt Nam là phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn với tốc độ cao nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Điều này thể hiện rõ sự nhìn nhận hết sức đúng đắn của Bộ chính trị đối với vai trò của kinh tế du lịch; phù hợp với trào lưu và qui luật phổ biến hiện nay trên thế giới.

Chính sách về phát triển du lịch của Nhà nước được thể hiện trong nhiều văn bản gồm Luật Du lịch và các văn bản hướng dẫn, trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, trong đó thống nhất những quan điểm như “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược

quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, nhưng không nhất thiết địa phương nào cũng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”; “Phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; xã hội hóa cao và có nội dung văn hóa sâu sắc; tăng cường liên kết trong nước và quốc tế, chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị hình thành nên các sản phẩm du lịch”. “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.

Bên cạnh chủ trương, định hướng phát triển cấp Trung ương, thành phố Hà Nội cũng đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, trong đó tập trung bảo đảm các nội dung sau:

Thứ nhất, tiếp tục duy trì BCĐ phát triển du lịch Thành phố. Xây dựng và hoàn thiện các quy định, phân công, phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; xây dựng quy chế phối hợp các lực lượng liên ngành để phát triển du lịch và xử lý triệt để hành vi, vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của Thành phố bảo đảm đủ năng lực vận hành, thực sự phát huy được vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Mở rộng các điểm cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ khách du lịch. Xây dựng quy tắc ứng xử văn minh khi tham gia các hoạt động, sử dụng

dịch vụ du lịch ở Hà Nội, góp phần xây dựng môi trường du lịch an ninh, an toàn, thân thiện và văn minh

Thứ ba, tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, đất đai, đầu tư, xây dựng, tín dụng, quản lý cơ sở lưu trú, quản lý hoạt động lữ hành và vận chuyển... thực hiện liên kết cải cách thủ tục hành chính giữa các lực lượng có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.

Thứ tư, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể tăng cường phối hợp, liên kết các ngành, quốc gia, địa phương trong nước nhằm tạo sự liên kết, hỗ trợ về thông tin, kinh nghiệm quản lý nhà nước và việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch. Thường xuyên trao đổi nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện, kịp thời rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại thành phố Hà Nội nói riêng và các địa phương nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)