- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn
3.2.3. Nâng cao chất lượng trong triển khai nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Xuất phát từ thực tế khách quan trong thời gian qua ở thành phố Hà Nội, mặc dù nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch đã được đổi mới nhưng còn chưa đồng đều và hiệu quả còn chưa cao như mong muốn. Do đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch trong thời gian tới ở thành phố Hà Nội là rất cần thiết.
Thứ nhất, đổi mới nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch. Đây được coi là một trong những biện pháp trung tâm trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội. Trước tiên, cần xác định rõ nội dung pháp luật cần tuyên truyền và hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch phù hợp với mỗi đối tượng, gắn với các nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương trong từng thời điểm. Xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về du lịch, đồng thời tiến hành phổ biến các quy định pháp luật, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý mang tính thiết thực. Đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật, cung cấp tài liệu, văn bản pháp luật cho từng đối tượng hướng đến.
Quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch sẽ chú ý đến các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch còn đơn điệu, chủ yếu cung cấp những quy định chung chung của pháp luật nên còn đơn điệu, dễ gây nhàm chán. Việc chuẩn bị nội dung của các báo cáo viên chưa đi vào trọng tâm, chưa thiết thực. Do đó, cần
sớm đổi mới nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức về lý thuyết mà còn phải khơi dậy sự sáng tạo trong việc vận dụng pháp luật tại thực tiễn.
Thứ hai, đổi mới về hình thức tổ chức thực hiện. Trước hết, cần tăng cường hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật rất hiệu quả, không chỉ truyền thông tin mà còn truyền cảm xúc, thái độ, cảm hứng cho người tiếp nhận. Do vậy, cần đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch bằng những cách thức sáng tạo hơn như thông qua các chương trình thực tế, khảo sát lồng ghép với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.
Thứ ba, xây dựng các chương trình, kế hoạch tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch trong từng giai đoạn cụ thể, từng nhiệm vụ cụ thể. Chương trình, kế hoạch thực hiện pháp luật về du lịch cần xác định rõ cơ chế phối hợp hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu quả, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành thành phố, huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để đưa công tác tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch vào nề nếp và có hiệu quả tốt.
Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng, chủ thể khác nhau, trước hết cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là sự tác động chủ động, tích cực của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo lập thói quen tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật cho các đối tượng xã hội.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, báo chí, truyền thông đang phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đã có đủ các loại hình là báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử (trên mạng internet). Với lực lượng hùng hậu phát triển nhanh chóng, tăng trưởng viễn thông Internet thuộc loại cao trên thế giới với tốc độ bình quân là 32,5%/năm. Với sự lớn mạnh đó, trước hết các phương tiện thông tin đại chúng cần làm tốt vai trò cung cấp thông tin đầy đủ và đa dạng hơn về các sự việc, sự kiện, hiện tượng pháp lí xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội; kịp thời cung cấp những tri thức pháp luật cần thiết cho các tầng lớp nhân dân; tuyên truyền cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực du lịch – ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô; biểu dương những tấm gương “người tốt, việc tốt” trong công tác triển khai tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về du lịch; phê phán và lên án những hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật như hành vi chèo kéo khách du lịch, ăn cắp, lừa đảo, bắt chẹt khách du lịch...
Các phương tiện thông tin đại chúng cần dành thời lượng nhiều hơn cho việc đăng tải những thông tin về các văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà nước và của chính quyền các cấp một cách đầy đủ và chi tiết. Cần mở thêm các chuyên mục mới về phổ biến, giáo dục pháp luật với thời lượng dài hơn, thông tin đa dạng, phong phú hơn và hình thức thể hiện hấp dẫn hơn. Các báo nói và báo hình cần chú ý đến khung giờ phát song các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật sao cho phù hợp với các nhóm đối tượng xã hội khác nhau. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần dành một thời lượng thích đáng cho việc đăng tải, phát sóng các thông tin về đời sống pháp luật đã được kiểm chứng chính thức và mang tính xây dựng.