Yếu tố hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 41 - 46)

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan bởi động lực của "toàn cầu hóa" là sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh. Ðây là quy luật chung nhất cho mọi thời đại, mọi chế độ xã hội. Toàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế mà thể hiện cụ thể chính là hội nhập kinh tế - một xu thế khách quan, cuốn hút ngày càng nhiều quốc gia, nhiều thể chế tham gia, trong đó có Việt Nam.

Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở rộng mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong

toàn bộ lãnh địa rộng lớn mà La Mã chiếm đóng và áp đặt đồng tiền La Mã trong hoạt động phát triển kinh tế ở những nơi này.

Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

Sự phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế không nằm ngoài quy luật khách quan trên. Hơn thế nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển du lịch không thể bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy “Hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó còn chính là bản chất của phát triển điểm đến du lịch. Điều này là một thực tế và đã được minh chứng bởi chính tình trạng chậm phát triển của du lịch Việt Nam vào thời kỳ trước những năm 90 của Thế kỷ XX khi Việt Nam chưa có chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế và còn bị ảnh hưởng bởi chính sách cấm vận cho dù Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển du lịch.

Hội nhập của điểm đến du lịch là một yêu cầu khách quan trong quá trình phát triển của điểm đến ở tất cả các quy mô khác nhau từ khu vực, quốc gia đến các địa phương và điểm du lịch trong từng địa phương nhằm có được những lợi ích và cơ hội phát triển cho điểm đến mà trước hết đó là cơ hội mở

rộng thị trường du lịch, cơ hội phát triển các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch liên kết ở quy mô lãnh thổ lớn hơn, cơ hội có được những chính sách chung hỗ trợ hiệu quả hơn, v.v. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích có được, việc hội nhập như một yêu cầu khách quan sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với điểm đến mà trước hết là thách thức về năng lực cạnh tranh. Thực tế cho thấy trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, điểm đến du lịch nào không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình để trước hết là tồn tại và sau đó là phát triển thì sẽ bị loại ra khỏi “cuộc chơi” cho dù điểm đến rất có tiềm năng du lịch. Chính vì vậy, hàng năm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đều xếp hạng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch bên cạnh việc xếp hạng năng lực cạnh tranh quốc gia chung như sự cảnh báo đối với phát triển du lịch ở quy mô quốc gia với tư cách như một điểm đến.

Như vậy có thể thấy hội nhập du lịch là một xu thế tất yếu trong quá trình phát triển các điểm đến và phát triển du lịch Việt Nam hiện nay với tư cách là một điểm đến trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới cũng không phải là ngoại lệ. Đây cũng chính là một trong những yếu tố tác động đến việc tổ chức triển khai pháp luật về du lịch đến Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Kết luận Chƣơng 1

Trên cơ sở lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật nói chung và tổ chức thực hiện nói riêng, kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực du lịch, Chương I đã luận giải một số vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức thực hiện về du lịch, cụ thể:

1. Đã phân tích và đưa ra được các khái niệm liên quan về đề tài:

- Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

- Tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch là hoạt động sắp xếp, định hướng một cách có tổ chức, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch và thường xuyên, do cơ quan nhà nước có thẩm quyên thực hiện làm cho pháp luật về du lịch được triển khai trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách du lịch, các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và lợi ích của toàn xã hội.

2. Luận văn đã phân khái niệm, chủ thể, đặc điểm và nội dung của tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch, từ đó khẳng định vai trò của pháp luật về du lịch góp phần đảm bảo quyền con người, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, cá nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, luận văn đã phân tích các điều kiện đảm bảo tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch như: yếu tố pháp luật; yếu tố trình độ, ý thức, năng lực tuân thủ pháp luật về du lịch; yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội.

Có thể thấy du lịch là một hoạt động kinh tế xã hội có tác động không nhỏ đến sự phát triển của mỗi đất nước. Ngày nay, du lịch đã trở thành một xu

hướng phổ biến trên toàn cầu. Để có thể khai thác tối ưu những lợi ích mà du lịch mang lại, cần đặt du lịch dưới sự tổ chức, quản lý chặt chẽ theo pháp luật về du lịch để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch, để việc triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch thực sự đi vào đời sống. Những vấn đề nêu trên chính là cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại Hà Nội.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)