- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn
3.1.3. Bảo đảm chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện về du lịch sát với thực tiễn, cập nhật kịp thời những thành quả tiến bộ và xu hướng
sát với thực tiễn, cập nhật kịp thời những thành quả tiến bộ và xu hướng phát triển du lịch của thế giới
Chính sách pháp luật về du lịch muốn được xã hội chấp nhận, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể thì trước hết cần phải đảm bảo tính khách quan, phản ánh đúng nhu cầu và yêu cầu thực tiễn của xã hội. Thực tiễn cho thấy cùng với sự hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, sự nâng cao về đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đã đặt ra yêu cầu không ngừng phát triển, không ngừng đổi mới của ngành Du lịch. Cùng với sự phát triển đó, pháp luật về du lịch cũng cần có sự cập nhật, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng của các chủ thể liên quan. Muốn vậy,
quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật và tổ chức thực hiện về du lịch phải sát và đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, phản ánh đúng đắn nhu cầu điêu chỉnh của xã hội, bảo đảm tính khách quan, toàn diện, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh và thống nhất để mọi chủ thể đều phải tuân thủ và chấp hành pháp luật, không vi phạm các quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch phải được xác định là một quá trình thường xuyên, liên tục, linh hoạt và sáng tạo. Bởi lẽ pháp luật mang tính khái quát rất cao, thể hiện tính điển hình, phổ biến nên để thẩm thấu trong từng quan hệ chính trị - xã hội cụ thể, pháp luật phải được các chủ thể thực hiện một cách thường xuyên, linh hoạt và sáng tạo. Hơn nữa, bản thân pháp luật không thể tự đi vào cuộc sống và được thực thi trên thực tế mà phải có sự hiểu biết, vận dụng của các chủ thể thực thi, gắn với hành vi tích cực, chủ động của các chủ thể liên quan.
3.2. Một số giải pháp bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội