Nguyên nhân của hạn chế trong việc tổ chức tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc tổ chức tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nộ

Bốn là, chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế. Thực tế cho thấy, hiện nay tại các quận, huyện, thị xã, hầu hết cán bộ phụ trách quản lý Nhà nước về du lịch đều là kiêm nhiệm, do vậy, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch đều thiếu và yếu. Điều này xuất phát từ sự quan tâm chưa đầy đủ của các cả hệ thống chính trị đến việc phát triển ngành du lịch.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế trong việc tổ chức tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội

2.3.3.1. Về nguyên nhân chủ quan:

- Một số cơ quan quản lý nhà nước chưa có ý thức tích cực trong hoạt động tổ chức thực hiện về du lịch.

Thực tiễn qua công tác quản lý du lịch, một số các cơ quan nhà nước chưa thực sự phối hợp nhịp nhàng, sâu sát với cơ quan chức năng chính để bảo vệ khách du lịch, đảm bảo công bằng cho môi trường kinh doanh du lịch của du lịch. Các cơ quan còn có tâm lý đùn đẩy trách nhiệm, không được quy định rõ chức năng nhiệm vụ nên hiệu quả đạt được còn hạn chế.

- Nhiều quy định của pháp luật về du lịch còn bất cập nên các chủ thể pháp luật gặp khí khăn khi thực hiện trong thực tiễn: Trong pháp luật hiện còn có nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các chế tài về xử phạt vi phạm hành chính đối với một hành vi vi phạm trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Một số quy định trong pháp luật về du lịch còn mang tính đường lối, chính sách, chưa mang tính quy phạm.

- Các quy định về chế tài xử lý vi phạm pháp luật về du lịch hiện nay còn thấp, chưa đủ sức răn đe và có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Các mức xử phạt được quy định trong các chế tài hành chính còn thấp sơi với lợi nhuận mà các cá nhân, tổ chức kinh doanh thu được từ hành vi vi phạm.

2.3.3.2. Về nguyên nhân khách quan:

- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch chưa có ý thức tuân thủ, thi hành pháp luật về du lịch:

Muốn có những hành vi được xã hội chấp nhận thì trước hết các chủ thể trong xã hội phải có ý thức tuân thủ đúng các chuẩn mực đã được xã hội quy định. Cũng như vậy, các chủ thể pháp luật phải có ý thức tuân thủ theo các quy định pháp luật về du lịch thì mới có thể có các hành vi hợp pháp. Tình trạng vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua cho thấy các chủ thể này còn có tình trạng chưa tuân thủ, thi hành pháp luật. Nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, sản phẩm du lịch có chất lượng không như cam kết, thậm chí gây tổn hại đến tinh thần, sức khỏe và tính mạng của khách du lịch.

- Khách du lịch chưa có ý thức sử dụng pháp luật về du lịch để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của mình:

Tình trạng vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn xảy ra với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhiều vụ vi phạm pháp luật về du lịch chưa có căn cứ xử lý do khách du lịch có tâm lý ngại va chạm, ngại liên đới đến pháp luật và cho qua. Chính việc cho qua này của khách du lịch sẽ tạo ra tâm lý coi thường khách hàng và các hành vi vi phạm lại tiếp tục tái diễn.

- Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, phát triển du lịch. Trong thời gian qua ngành du lịch Thủ đô đã nhận được sự quan tâm của Thành phố, tuy nhiên vì đây là một lĩnh vực còn khá mới nên sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như về nguồn nhân lực còn chưa tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Tiểu kết chƣơng 2

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung tâm văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, một trong 2 cửa ngõ đón khách du lịch trong nước và quốc tế, là trung tâm du lịch của khu vực phía Bắc, là cầu nối giữa du lịch các tỉnh vùng Bắc Bộ với du lịch cả nước, giữa du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế.

Du lịch Hà Nội đang phát triển theo đúng định hướng, bảo đảm bền vững và có hiệu quả thị trường du lịch được mở rộng, lượng khách không ngừng tăng và sản phẩm du lịch từng bước được đa dạng hóa trên cơ sở phát triển thế mạnh tiềm năng tài nguyên du lịch đem lại mức tăng trưởng ổn định về tổng thu từ du lịch.

Kết quả trên có được là do ngành du lịch luôn được quan tâm, chú trọng đưa vào Nghị quyết, chương trình công tác hàng năm của Thành ủy,

HĐND, UBND thành phố. Bên cạnh đó,việc thể chế hóa các quy định của Luật và các văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương, Thành phố đã ban hành kịp thời các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch để làm cơ sở cho hoạt động quản lý nhà nước có hiệu quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về pháp luật du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển. Để có cơ sở pháp lý cho hoạt động du lịch, trong thời gian qua nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Du lịch (1999). Ngày 14/6/2005, Quốc hội nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Du lịch – một văn bản có hiệu lực pháp lý cao trong lĩnh vực du lịch.

Tuy nhà nước đã quan tâm xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong tồn tại lĩnh vực du lịch nhưng việc thực hiện các quy định pháp luật trên thực tiễn tại thành phố Hà Nội còn có nơi, có lúc chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật còn tồn tại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật như quy định của pháp luật còn bất cập, các chủ thể trong xã hội chưa có ý thức tổ chức thực hiện về du lịch, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực du lịch.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)