Vai trò của tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

1.2.3.1. Tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch góp phần đảm bảo và thực hiện quyền con người

Đã từ lâu vấn đề bảo vệ quyền con người ở Việt Nam đã trở thành mục tiêu đạt tới của các chính sách phát triển đất nước. Các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đều nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là thực hiện trên thực tế các quyền cơ bản của con người về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Ngay từ những năm đầu, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đội ngũ cán bộ, công chức: “Muốn cho dân yên, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hạn cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân khi mỗi khi người ta đem tới. Phải chăm lo cứu tế nạn nhân cho dân chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói tóm lại, hết thảy mọi việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân phải được chú ý”.

Thực hiện các quy định của pháp luật về du lịch góp phần thực hiện quyền con người trên thực tiễn. Bởi lẽ các quyền của khách du lịch như quyền được an toàn, quyền được thông tin, quyền được lựa chọn, quyền được lắng nghe ý kiến, quyền được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, quyền được khiếu nại và bồi thường… Một quốc gia không thể được đánh giá là đảm bảo quyền con người về dân sự, kinh tế và xã hội nếu trong giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch không được cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ; không được lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu; không được đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi sử dụng dịch vụ;

không được quyền khiếu nại và bồi thường khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ không đảm bảo chất lượng.

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, cá nhân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trong nền kinh tế thị trường, khách du lịch chính là đối tượng hướng đến của mọi chủ thể, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch. Khách du lịch đóng vai trò quyết định đối với sự thành bại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Một doanh nghiệp du lịch sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu khách du lịch không mua, không sử dụng dịch vụ, sản phẩm của họ. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống, khách du lịch luôn mong muốn lựa chọn những sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch có chất lượng và phù hợp với yêu cầu của họ. Tuy nhiên, chỉ bằng cách thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về du lịch thì du khách mới có cơ hội sử dụng các sản phẩm, dịch vụ du lịch có chất lượng và phù hợp. Do vậy, chỉ có tổ chức, cá nhân nào kinh doanh mà thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về du lịch mới có thể cung ứng cho xã hội những sản phẩm, những dịch vụ chất lượng. Chính vì cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ du lịch chất lượng cao nên những đơn vị này sẽ dần chiếm được lòng tin của du khách, được du khách mua và sử dụng dịch vụ. Như thế trong nền kinh tế, đơn vị nào kinh doanh lành mạnh, chuyên nghiệp, đơn vị nào chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, quy định của pháp luật thì sẽ có cơ hội phát triển, ngược lại, đơn vị nào kinh doanh dối trá, chộp giật sẽ bị xã hội tẩy chay và dần dần sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Như vậy việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch chính là điều kiện để phát triển du lịch bền vững.

1.2.3.3. Tổ chức thực hiện về du lịch góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa

Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là đòi hỏi tất yếu khách quan trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành một số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực du lịch, ngày 14/6/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật Du lịch. Đưa pháp luật nói chung và pháp luật về du lịch vào cuộc sống là yêu cầu tất yếu của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ một xã hội không thể được coi là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa khi các quy định pháp luật về du lịch không được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, không được coi là chuẩn mực trong hành động của các cơ quan chức năng, các cá nhân, tổ chức kinh doanh và khách du lịch.

Thực hiện các quy định của pháp luật về du lịch, tòa án có trách nhiệm áp dụng đúng các quy định trong xét xử để bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cần có trách nhiệm cung cấp các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đảm bảo chất lượng, đúng như cam kết. Khách du lịch có trách nhiệm và ý thức tự bảo vệ mình, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về du lịch được thực hiện trên thực tiễn cuộc sống. Tất cả những hoạt động đó là những biểu hiện cụ thể của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)