2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trải qua ngàn năm lịch sử, Hà Nội ngày nay đang dần vươn lên khẳng định mạnh mẽ vai trò của một thủ đô năng động, hiện đại mà vẫn gìn giữ được những nét văn hoá lịch sử truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Với việc mở rộng địa giới vào ngày 1/8/2008, Hà Nội là thành phố đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên và đứng thứ hai về diện tích đô thị sau thành phố Hồ Chí Minh, là một trong 17 thành phố có diện tích lớn nhất trên thế giới. Diện tích Hà Nội sau khi mở rộng địa giới là 3.344,7 km2, bao gồm 1 thị xã (Sơn Tây), 12 quận (Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiến, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm), 16 huyện ngoại thành (toàn bộ tỉnh Hà Tây trước đây, huyện Mê Linh – Vĩnh Phúc và 4 xã Đồng Tiến, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyện Lương Sơn – Hòa Bình)
Giới hạn lãnh thổ của Hà Nội trong khoảng từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông. Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Phía Nam tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình. Phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
Với vị trí địa lý và diện tích kể trên, Hà Nội đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trung tâm của vùng du lịch Bắc Bộ, với tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Nếu biết phát huy những thế mạnh về vị trí địa lý, du lịch Hà Nội sẽ ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách đến với thủ đô, trở thành một điểm đến không thể thiếu của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.
2.1.1.2. Tài nguyên du lịch của Hà Nội
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình
Đại bộ phận diện tích của Hà Nội nằm trong khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng nhưng lại được xem là khu vực chuyển tiếp giữa các dãy núi đồ sộ của vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng nên địa hình Hà Nội tuy không rõ nét đặt trưng điển hình nhưng lại mang trong mình cả đồng bằng và đồi núi. Đó là những yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là dạng địa hình đồng bằng với diện tích khoảng 825 km2.
Đồng bẳng chiếm ¾ diện tích lãnh thổ của Hà Nội, được bồi đắp bởi các con sông. Địa hình đồng bằng tuy đơn điệu về mặt hình thái song lại là nơi có những cảnh quan quen thuộc, gần gũi, gắn liền với cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước. Địa hình đồi núi chiếm ¼ diện tích lãnh thổ Hà Nội bao gồm phần lớn huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây, rìa phía tây các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức liên kết với nhau thành một dải chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng núi Ba Vì nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, sở dĩ có tên gọi Ba Vì bởi núi có ba đỉnh hợp lại, cao nhất là đỉnh Vua ( 1296 m) ở giữa, bên cạnh là đỉnh Tản Viên (1266m), đỉnh Ngọc Hoa
(1120m). Như vậy, với địa hình đa dạng, có cả đồng bằng và đồi núi đã tạo nên nét độc đáo thu hút khách du lịch đến với Hà Nội.
Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm nóng ẩm, mưa nhiều. Thành phố Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Trong đó, mùa hè và mùa đông có sự thay đổi, chênh lệch nhiệt độ khá lớn. Khu vực núi Ba Vì có nhiệt độ trung bình là 20 độ C, khí hậu mát mẻ dễ chịu ngay cả trong mùa hè oi bức, điều này đã thu hút rất nhiều du khách từ trung tâm Hà Nội tới nghỉ dưỡng cuối tuần tại Ba Vì vào mùa hè. Nhìn chung khí hậu Hà Nội thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Mùa hè du khách có thể tham quan nghĩ dưỡng tại núi Ba Vì, các điểm du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa …. Mùa đông tuy không thực sự thuận lợi cho du lịch nhưng đối với những du khách đến từ những nơi nắng nóng quanh năm sẽ có được những trải nghiệm đáng nhớ với cái lạnh của Hà Nội những ngày giáp Tết Nguyên đán.
Thủy văn
Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc. thuộc hai hệ thống sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình. Sông Hồng là con sông chính của thành phố, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như hồ Trúc Bạch, hồ Thủ Lệ ... Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như
Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Xuân Khanh, Quan Sơn … Do địa hình ¼ là đồi núi nên Hà Nội mở rộng còn có những suối, thác đẹp như suối Yến, suối Tuyết, suối Ổi, thác Mơ, thác Ao Vua … hấp dẫn khách du lịch.
Sinh vật
Hà Nội hiện nay
n. Tuy diện tích đồi núi chỉ chiếm ¼ lãnh thổ nhưng lại chứa đựng nguồn gen động thực vật cũng như vi sinh vật phong phú. Dãy Ba Vì được xem là lá phổi xanh của thủ đô Hà Nội.
Ngay trong các đầm hồ thuộc khu vực nội đô Hà Nội, có thể kể đến như Hồ Tây, Hồ Gươm với các loài tảo lam, tảo lục, cá, chim Sâm Cầm, le le, vịt trời, đặc biệt là cá thể rùa Hồ Gươm vẫn thường được biết đến dưới tên gọi Cụ Rùa, gắn với truyền thuyết trả gươm báu được lưu truyền bao qua đời. Bên cạnh đó là h
-
p sinh thái ven sông.
Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và nhiệt đới núi thấp, trong đó có nhiều
loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, v.v…, có những loài thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v... Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây dược liệu quý mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Hệ động vật rừng có 63 loài thú, 191 loài chim, trong đó có 24 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu li, Chồn bạc má, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen …
Với tài nguyên động thực vật đa dạng phong phú như đã kể trên đã làm tăng thêm vẻ đẹp, sự sinh động cho cảnh quan du lịch, thu hút sự quan tâm của du khách.
Tài nguyên du lịch nhân văn
Hà Nội không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú mà còn phải kể đến nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với các di tích, danh thắng, phong tục tập quán, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống.
Di tích lịch sử, văn hóa
Thống kê sơ bộ, Hà Nội đã có trên 5.000 di tích. Tỷ lệ này chiếm tới 40% số di tích cả nước. Khoảng 1.000 di tích trong số đó được cấp bằng di tích cấp Quốc gia. Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trên địa bàn thủ đô:
Hoàng Thành Thăng Long: 1/8/2010 Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ; tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thần y đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ. Hiện nhà bia tiến sỹ của Văn Miếu có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích.
Làng cổ Đường Lâm: Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây, được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia năm 2005 và là làng cổ đầu tiên của cả nước được xếp hạng di tích. Đường Lâm là một làng Việt cổ bảo tồn được hệ thống các kiến trúc truyền thống như: Cổng làng, nhà ở, đình, đền chùa, đường đi, giếng nước… Đường Lâm xưa là đất 2 vua – 2 vị anh hùng dân tộc là Phùng Hưng, Ngô Quyền.
Lễ hội
Thăng Long – Hà Nội xưa và Hà Nội hiện nay là một trong những vùng tập trung nhiều hội lễ. Cũng như các vùng đất khác, những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá tập thể của nhân dân, là dịp để nghỉ ngơi vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả, đồng thời lễ hội cũng là nơi người dân gửi gắm những ước mơ, khát vọng về những điều tốt đẹp hơn. Lễ hội thường bao gồm hai phần đó là phần Lễ (các nghi lễ thiêng liêng, bày tỏ sự tôn kính đối với thần linh, cầu cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống tốt đẹp) và phần Hội (nơi diễn ra các trò chơi, các cuộc thi, đem lại niềm vui, tiếng cười sảng khoái cho những người tham dự). Phần nhiều các lễ hội tưởng nhớ những nhân vật lịch
sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, An Dương Vương ... Một vài lễ hội có tổ chức những trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, ...
Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
Hà Nội trước đây luôn được nhắc đến với câu thành ngữ: “Hà Nội ba mươi sáu phố phường” đã đi vào thơ ca nhạc họa và khắc vào tâm khảm của nhiều thế hệ những người con Hà Nội. Mỗi phố phường ngày ấy gắn với tên gọi của chính nghề thủ công được thực hiện tại con phố đó: Phố Hàng Bạc, phố Hàng Thiếc, phố Hàng Chiếu, phố Hàng Nón ...
Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi “đất trăm nghề” Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác.
Ẩm thực
Là trung tâm văn hóa từ nhiều thế kỷ, tại Hà Nội có thể tìm thấy và thưởng thức những món ăn của nhiều vùng đất khác, nhưng ẩm thực Hà thành có những nét riêng biệt. Sự tinh tế trong cách chọn lựa nguyên liệu, trong cách chế biến và thưởng thức các món ăn riêng có của người Tràng An xưa. Những món ăn nổi tiếng mà du khách đều muốn một lần thưởng thức khi đến với Hà Nội: phở bò, bún thang, bún chả, nem, bánh cốm...