- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn
2.2.4. Công tác quản lý nhà nước
2.2.4.1. Công tác cấp phép, quản lý trong lĩnh vực lữ hành
Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành là Luật Du lịch 2015; Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch; Thông tư số 48/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên; Thông tư liên tịch 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT - Thông tư liên tịch của Bộ VHTTDL và Bộ Giao thông vận tải Quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch; Hướng dẫn số 498/TCDL-LH về thủ tục cho doanh nghiệp liên doanh lữ hành quốc tế đưa khách là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú, làm việc tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật trên, công tác quản lý, cấp phép lữ hành nội địa, quốc tế, văn phòng, chi nhánh , vận chuyển du lịch
gắn với việc thực hiện
; tạo điều kiện thuận lợi nhất theo quy định cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Năm 2015, Sở Du lịch thành phố Hà Nội đã thẩm định 25 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Cấp 157 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế; cấp183 thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa; thẩm định 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Năm 2016, trên địa bàn Thành phố,
nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ thành phố Hà Nội đã cấp 548 thẻ hướng dẫn viên
thông báo thời điểm kinh doanh lữ hành nội địa; 02 hồ sơ cấp phép văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Việt Nam; 81 xe ô tô vận tải đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Việc tổ chức tốt trong công tác quản lý lữ hành đã mang lại kết quả tích cực, số doanh nghiệp vi phạm quy định giảm, phần lớn các doanh nghiệp đã có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp hoạt động tương đối ổn định, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của thị trường khách du lịch. Nhìn chung, việc tổ chức quản lý trong lĩnh vực lữ hành đã đảm bảo công bằng, dân chủ, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn quy định của pháp luật về du lịch.
2.2.4.2. Công tác quản lý nhà nước về cơ sở lưu trú
Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở lưu trú là Luật Du lịch 2015; Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Thông tư số 88/2008/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về lưu trú du lịch; Thông tư số 178/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, phân hạng cơ sở lưu trú du lịch và phí
thẩm định, phân hạng cơ sở kinh doanh dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Năm 2015, đã thẩm định mới và thẩm định lại 122 khách sạn từ 1 đến 5 sao; 03 khu căn hộ du lịch cao cấp, 01 Nhà nghỉ du lịch và 05 nhà hàng đạt chuẩn; trong đó có 78 khách sạn 1 sao, 22 khách sạn 2 sao, 12 khách sạn 3 sao, 7 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 5 sao. Năm 2016, thẩm định 62 cơ sở, trong đó khối khách sạn 5 sao tăng 01 cơ sở (khách sạn Apricot); khối khách sạn 4 sao tăng thêm 01 cơ sở (khách sạn Lacasa); khối khách sạn 3 sao tăng thêm 01 cơ sở (khách sạn La Siesta). Năm 2017, đã thẩm định và xếp hạng 18 khách sạn 02 sao; 39 khách sạn 01 sao; 06 nhà nghỉ du lịch.
Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch trong quản lý các cơ sở lưu trú đã được triển khai thực hiện tốt, đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, còn một số nơi chưa nghiêm túc thực hiện thủ tục xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch; có tình trạng cơ sở lưu trú du lịch chuyển đổi bảng hiệu là nhà trọ để không phải làm thủ tục đăng ký loại, hạng theo quy định, mặc dù các CSLT du lịch này đủ điều kiện đăng ký là nhà nghỉ du lịch. Nhiều khách sạn chưa thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trong kinh doanh lưu trú du lịch như: không gắn biển tên, loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được công nhận; tự ý nâng hạng sao, quảng cáo không đúng loại, hạng đã được cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền công nhận… Đặc biệt, có những CSLT du lịch không niêm yết giá phòng đã dẫn tới tăng giá tùy tiện, không tương xứng với chất lượng, gây bất bình trong du khách [23, tr 02-03]
2.2.4.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động du lịch
-TTg ngày 04/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch; Chỉ thị số 14/CT- TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục những yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch
ngành du lịch d
du
Tuy nhiên, giữa các cấp, các ngành chưa được gắn kết thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, còn chồng chéo trong kiểm tra làm mất thời gian của doanh nghiệp; việc phối hợp giải quyết tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách du lịch, kinh doanh chụp giật, mất trật tự an ninh tại các điểm du lịch có nơi, có lúc còn chưa nhịp nhàng. Yêu cầu tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp với các cấp, các ngành trong công tác kiểm tra,
thanh tra hoạt động kinh doanh du lịch để chủ động phòng ngừa và kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm bảm bảo an ninh, an toàn cho du khách đồng thời góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.