Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn

3.2.5. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch

thực hiện pháp luật về du lịch

Kiểm tra là một nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý nhà nước. Qua kiểm tra, giám sát các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể mới thấy được những ưu, khuyết điểm, tìm ra những nguyên nhân từ đó có những giải pháp phù hợp cho hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch đạt hiệu quả tốt.

Thực tế ở thành phố Hà Nội thời gian qua cho thấy, công tác kiểm tra, thanh tra trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch chưa được thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, việc kiểm tra chưa có kế hoạch chi tiết nên kết quả rất hạn chế vì thế chưa đánh giá được hết hiệu quả của hoạt động. Do vậy, trong thời gian tới cần xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề về tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch nhằm tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động này.

Bên cạnh đó, cần tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm sau khi thực hiện các chương trình, kế hoạch về tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch để kịp thời đánh giá kết quả, tìm ra các ưu nhược điểm từ đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm nhằm từng bước hoàn thiện, bổ sung, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu hiện tại. Đồng thời, thông qua tổng kết, có thể kịp thời động viên khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ động viên.

3.2.5. Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch

Việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch của thành phố Hà Nội có ý nghĩa hết

sức quan trọng, là một trong những cơ sở để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch của thành phố. Để thực hiện tốt hoạt động này, trước hết cần có sự quan sâu sát của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đối với tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch, trong đó cần thiết có sự bổ sung về biên chế công chức, về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tư tưởng chính trị...

Việc tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ trực tiếp triển khai tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch sẽ góp phần phát huy khả năng, sự nhiệt tâm, sáng tạo của mỗi cá nhân từ đó tạo nên sức mạnh của tập thể.

Đối với Sở Du lịch thành phố Hà Nội, mục tiêu của tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch cần được xác định theo những mục tiêu đã được định hướng ở trên. Theo đó tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch cần được thực hiện đúng đắn và đầy đủ theo những mục tiêu chung tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch đã được Đảng và nhà nước định hướng chủ trương. Đồng thời, trên cơ sở điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thành phố cũng cần xác định những mục tiêu cụ thể cho phù hợp với thực tiễn. Vấn đề trọng tâm là cần hướng tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các chủ thể liên quan. Đây vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện đem lại hiệu quả cao đối với tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội.

Tiểu kết Chƣơng 3

Khắc phục những hạn chế trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở Hà Nội là mong muốn của chính quyền, của các doanh nghiệp du lịch và của cả nhân dân. Tuy nhiên, để làm được điều đó không phải việc đơn giản “một sớm một chiều”. Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã có sự quan tâm, đầu tư rất lớn cho du lịch cả nước nói chung và du lịch Hà Nội nói riêng. Trên cơ sở phân tích các quan điểm cần quán triệt trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về du lịch và thực trạng của việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội tại chương II, trong chương III này, luận văn đã phần nào đưa ra được những đánh giá về hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố Hà Nội từ đó luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch, cụ thể:

- Hoàn thiện pháp luật về du lịch.

- Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” đối với các chủ thể liên quan trong lĩnh vực du lịch.

- Nâng cao chất lượng trong triển khai nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về du lịch.

- Tăng cường kiểm tra, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch.

- Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch.

KẾT LUẬN

Theo tinh thần nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 17/1/2017 của Bộ Chính trị về việc phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch hiện là ngành kinh tế quan trọng góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội nước ta, đóng góp sâu sắc vào công cộng hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện.

Trong thời gian qua, quá trình tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở Hà Nội vẫn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục. Nhiều hành vi vi phạm pháp luật về du lịch vẫn diễn ra, gây bức xúc cho du khách, cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc vấn đề tổ chức thực hiện về du lịch trên cả phương diện lý luận và thực tiễn chính là cơ sở để Đảng và Nhà nước ta đưa các giải pháp khả thi nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.

1.Bằng những khái niệm, phạm trù của khoa học lý luận về Nhà nước và pháp luật, luận văn đã xây dựng và phân tích được một số vấn đề lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch như: khái niệm và đặc điểm của du lịch, khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung và điều kiện bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch, rút ra những kinh nghiệm về tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.Trên cơ sở lý luận, luận văn đã đánh giá khá toàn diện hệ thống các quy định pháp luật về du lịch, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế của hệ thống này. Đồng thời phân tích, đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại thành phố Hà Nội, làm cơ sở để tìm ra nguyên nhân khắc phục cũng như giải pháp pháp góp

phần đảm bảo chất lượng công tác tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại thành phố Hà Nội.

3. Trên cơ sở thực tiễn việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch, luận văn đã bước đầu đưa ra các quan điểm, giải pháp khả thi nhằm bảo đảm tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại thành phố Hà Nội như: tiếp tục hoàn thiện pháp luật về du lịch, nâng cao nhận thức của các chủ thể và toàn xã hội về du lịch và pháp luật du lịch, hoàn thiện các thiết chế tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch.

Hy vọng rằng các quan điểm và giải pháp luận văn nêu ra có thể góp phần làm cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch tại thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất của nhân dân, thúc đẩy du lịch phát triển xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 95 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)