Hoàn thiện pháp luật về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

- Chương trình số 80/CTrUBND ngày 30/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phát triển các ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao giai đoạn

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về du lịch

Hoàn thiện pháp luật về du lịch vừa là giải pháp vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo phát

huy vai trò quản lý nhà nước và đánh giá hiệu quả tác động của tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một là, về công tác cấp phép, quản lý nhà nước trong lĩnh vực lữ hành

Hiện nay, thủ tục về điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa còn nhiều bất cập, chưa gắn được trách nhiệm của doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Cụ thể, theo Luật Du lịch 2005, chỉ quy định xác nhận ký quỹ ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế (bao gồm kinh doanh khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, kinh doanh khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài) mà không yêu cầu xác nhận ký quỹ ngân hàng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Bản chất của quy định về xác nhận kỹ quý ngân hàng là để bảo vệ các chủ thể liên quan đến doanh nghiệp đó trong hoàn cảnh xảy ra sự cố, tại nạn, vi phạm pháp luật; số tiền ký quỹ ngân hàng sẽ được xử dụng vào việc bồi thường, giải quyết, khắc phục thiệt hại của các bên liên quan. Bên cạnh đó, doanh nghiệp lữ hành nội địa không cần cấp phép mà chỉ cần có thông báo thời điểm bắt đầu kinh doanh đến các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Như vậy, việc không quy định ký quỹ ngân hàng đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa như hiện nay là không phù hợp, rất bất cập. Do vậy, pháp luật về du lịch cần có sự điều chỉnh, theo đó cần quy định điều kiện cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa phải có xác nhận ký quỹ ngân hàng.

Hai là, về việc quy định mua bảo hiểm cho khách du lịch nội địa

Theo quy định tại điều 14 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch có nêu “khuyến khích khách du lịch nội địa mua bảo hiểm du lịch trong thời gian thực hiện

chương trình du lịch”. Đây là một nội dung quy định chung chung, không có tính bắt buộc, do vậy, trong thực tiễn, đa số các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa đều không mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch. Điều này sẽ gây ra thiệt thòi về quyền lợi cho khách du lịch trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn trong quá trình tham gia chương trình du lịch. Bên cạnh đó, quy định về khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài du lịch phải mua bảo hiểm du lịch. Điều này sẽ tạo ra sự không công bằng đối với khách du lịch, bởi bất kỳ khách nào khi tham gia chương trình du lịch đều phải có quyền lợi, được bảo vệ như nhau. Do vậy, pháp luật về du lịch cần thay đổi quy định về bảo hiểm du lịch đối với khách du lịch nội địa, cụ thể: quy định bắt buộc khách du lịch nội địa phải được mua bảo hiểm du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.

Ba là, về quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính

Tại Nghị định 149/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch có quy định về chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành, kinh doanh đại lý lữ hành, vi phạm quy định về kinh doanh cơ sở lưu trú, xúc tiến du lịch, tài nguyên du lịch...

Tuy nhiên, qua số liệu, kết quả các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên nhân có thể nhận thấy đó là chế tài xử phạt hiện nay chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe với các đối tượng quản lý. Ví dụ, tại khoản 1 điều 8, Nghị định 149 có quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng người điều

hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa không đủ ít nhất ba năm làm việc trong lĩnh vực lữ hành” hoặc tại điểm c, khoản 1 điều 14, quy định “phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch không đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề”. Thực tế cho thấy, qua quá trình kiểm tra, thanh tra, việc vi phạm diễn ra phổ biến, khi bị cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu xử phạt, các đối tượng vi phạm đều sẵn sàng nộp phạt và có biểu hiện tái phạm. Như vậy, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về du lịch, một trong những việc cần làm là phải nâng mức xử phạt vi phạm hành chính, qua đó sẽ tạo sự răn đe cho các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

Bốn là, về quy định quản lý hướng dẫn viên

Hướng dẫn viên du lịch có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải thông tin văn hóa, lịch sử, kết nối các dịch vụ du lịch, chăm sóc khách du lịch góp phần nâng cao hình ảnh của quốc gia, địa phương, điểm đến, sự hài lòng của khách du lịch. Tuy nhiên, hiện tại việc quản lý nhà nước đối với đối tượng hướng dẫn viên còn bị buông lỏng.

Tại điều 73, Luật Du lịch 2005 quy định về điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế quy định cụ thể: hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành; có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện; có trình độ cử nhân chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên.

Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định chặt chẽ hơn: Ngoài việc có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, hướng dẫn viên cũng có thể hành nghề hướng dẫn nếu có hợp

đồng với lao động với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch. Bên cạnh đó khi đi hướng dẫn cho một đoàn cụ thể thì hướng dẫn viên cần có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công nhiệm vụ hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch, khu du lịch. Quy định này cũng góp phần ngăn ngừa việc hướng dẫn viên thực hiện hành vi kinh doanh dịch vụ du lịch “chui” trong thực tiễn.

Điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của hướng dẫn viên du lịch quốc tế được điều chỉnh từ trình độ cử nhân thành trình độ cao đẳng để phù hợp với nhu cầu thực tiễn của khách du lịch, của người lao động và yêu cầu của công tác quản lý. Việc quy định điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế với trình độ cao đẳng sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu hướng dẫn viên du lịch, đặc biệt với một số ngôn ngữ trong một số thời điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch ở thành phố hà nội (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)