7. Kết cấu luận văn
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG
hàng chưa hài lòng.
Kết quả này cho thấy, khách hàng đánh giá chưa cao về hoạt động marketing của BIDV chi nhánh Hồng Hà.
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNGBIDV CHI NHÁNH HỒNG HÀ BIDV CHI NHÁNH HỒNG HÀ
2.3.1. Kết quả đạt được của BIDV chi nhánh Hồng Hà qua các hoạt động marketing
Ngân hàng BIDV chi nhánh Hồng Hà là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động huy động vốn, thường xuyên vượt kế hoạch mục tiêu về thu nhập, lợi nhuận và các phương hướng hoạt động do Hội sở chính đề ra.
Các hoạt động marketing của BIDV Hồng Hà đóng vai trò quan trọng trong những thành quả mà ngân hàng đạt được thời gian qua. Một số ưu điểm của hoạt động marketing mà ngân hàng thực hiện được.
Thứ nhất, BIDV Hồng Hà đã thực hiện hàng loạt các hoạt động
marketing cơ bản cần thiết nhằm tăng cường xây dựng thương hiệu ngân hàng.
Thứ hai, về mặt xây dựng chính sách giá, BIDV Hồng Hà đã tạo ra các
mức giá tương đối cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo được áp lực về tỷ lệ lợi nhuận theo kế hoạch dự kiến của ngân hàng.
Thứ ba, về mặt xây dựng hệ thống phân phối, BIDV Hồng Hà đã bước
đầu thực hiện việc tập trung tăng cường nhanh hệ thống chi nhánh truyền thống và đã có những định hướng áp dụng thêm các kênh phân phối hiện đại vào triển khai tại ngân hàng. Chiến lược phát triển kênh phân phối qua mở rộng chi nhánh BIDV về cơ bản đã dựa trên các quy trình chuẩn của kiểm soát thống nhất hình ảnh theo marketing.
Thứ tư, về triển khai các hoạt động xúc tiến hỗn hợp, thông qua marketing,
BIDV Hồng Hà đã có những định hướng tập trung được thông điệp cho các hoạt động xúc tiến rời rạc nhằm tạo ra hiệu quả mạnh mẽ trong việc truyền thông thương hiệu. Các hoạt động quảng bá cho chương trình khuyến mại và xây dựng được định vị chung của ngân hàng đã được thống nhất áp dụng theo từng quy trình quảng bá. Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp đã bước đầu hướng tới cả công tác truyền thông đối nội cũng như việc quảng bá xây dựng hình ảnh truyền thông thương hiệu ra bên ngoài.
Thứ năm, BIDV Hồng Hà áp dụng chiến lược định vị thương hiệu là
một hoạt động có tác dụng hiệu quả nhất với thương hiệu BIDV, hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân và khối SME.
Thứ sáu, BIDV Hồng Hà đã chủ động xây dựng được hệ thống tuyển
nguồn lực đa dạng. Bên cạnh đó, việc ban hành các giá trị cốt lõi tạo nền tảng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một điểm sáng của hệ thống các chiến lược BIDV.
Thứ bảy, BIDV Hồng Hà đã mạnh dạn có những đầu tư quan trọng cho
việc thay đổi cơ sở hạ tầng cùng với các tài liệu hữu hình phù hợp với từng giai đoạn xây dựng thương hiệu mặc dù công tác này đòi hỏi lượng ngân sách triển khai khá lớn.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cần khắc phục qua việc tổ chứcmarketing tại ngân hàng marketing tại ngân hàng
Có thể thấy rằng những hạn chế chủ yếu của các hoạt động marketing BIDV chi nhánh Hồng Hà chủ yếu đến từ việc ngân hàng chưa có phòng marketing riêng biệt, phụ thuộc phần lớn vào chiến lược của khối Marketing tại Hội sở chính. Những hạn chế cụ thể là:
Thứ nhất, BIDV Hồng Hà tuy đã phát triển được các sản phẩm dịch vụ
cơ bản nhưng công tác phát triển hiện nay chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm mà quên mất công tác bổ xung tính năng mới cho sản phẩm cũ nhằm tạo ra sự mới lạ và đa dạng cho các sản phẩm của mình.
Thứ hai, chiến lược định giá sản phẩm tại BIDV Hồng Hà có cạnh tranh
hấp dẫn trên thị trường nhưng hiện tại BIDV Hồng Hà còn kém trong việc cạnh tranh giá phí cũng như định giá phí và tạo ra các loại phí đi kèm sản phẩm. Theo đánh giá hiện nay tại Việt Nam thì tỷ lệ lợi nhuận được tạo ra tại các ngân hàng đang có xu hướng tăng mạnh mẽ từ việc thu phí hỗ trợ các dịch vụ tài chính đi kèm chứ không phải là tạo ra từ việc cung cấp tín dụng.
Thứ ba, kênh phân phối chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống tại BIDV
Hồng Hà vẫn chưa tận dụng được lợi thế uy tín của ngân hàng, độ phủ sóng chưa lớn, còn tập trung gần nhau và gần chi nhánh. Hệ thống ngân hàng hiện đại vẫn chưa thân thiện với người dùng. Số trạm máy ATM còn ít, tậ trung trước cửa chi nhánh và phòng giao dịch, làm hạn chế độ tiếp cận với người d ng.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến hỗn hợp tại BIDV Hồng Hà trong định vị
thương hiệu còn gặp rất nhiều hạn chế, chưa tiếp cận được đa số khách hàng trong và ngoài địa bàn. Các hoạt động xúc tiến quảng cáo còn bị hạn chế bởi thiết kế, ngân sách thực hiện và ngân sách duy trì hoạt động.
Thứ năm, xây dựng định vị thương hiệu là một công tác dài lâu, định vị
thân thiện là một định vị cơ bản mà bất cứ ngân hàng nào cũng dễ dàng tăng cường triển khai. BIDV Hồng Hà mới áp dụng việc định vị thương hiệu từ hội sở chính, chưa đi cụ thể đến từng chi nhánh.
Thứ sáu, hoạt động nhân sự tại BIDV Hồng Hà hiện tại cũng đang đối
mặt với việc thuyên chuyển mạnh mẽ của các nhân viên chủ chốt sang các ngân hàng TMCP mạnh khác như Vietcombank, Techcombank, VPBank,...
Thứ bảy, đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng, ngân hàng BIDV chi nhánh
Hồng Hà chưa tận dụng được triệt để thế mạnh của mình, công tác trang trí trụ sở và PGD còn buồn tẻ, lộn xộn, chưa gây thiện cảm với khách hàng. Nhiều trang thiết bị còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả sử dụng cao như hòm thư góp ý rất ít khi nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng.
2.3.3. Những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nguyên nhân khách quan
• Hiện nay, ngân hàng chưa có sự đồng bộ, nhất quán về môi trường pháp lý ngành ngân hàng. Những luật liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, luật quảng cáo chưa xây dựng chặt chẽ. Công tác marketing gặp nhiều khó khăn khi ra mắt các dịch vụ mới.
• Các ngân hàng còn hoạt động độc lập, chưa có sự liên kết, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, không tạo ra sức mạnh thống nhất của toàn hệ thống.
- Nguyên nhân chủ quan:
• Ngân hàng BIDV chi nhánh Hồng Hà chưa tiến hành phân tích các đối thủ cạnh tranh và khách hàng một cách toàn diện, dẫn đến tình trạng nhiều hoạt động chưa thực sự ph hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, các hoạt
động xúc tiến hỗn hợp chưa được biết đến rộng rãi.
• Xu hướng triển khai hoạt động marketing tập trung tại hội sở làm hạn chế sự sáng tạo, đa dạng và kinh phí tiến hành tại các chi nhánh.
• Đội ngũ nhân viên, lãnh đạo chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về hoạt động quan hệ khách hàng, thiếu kiến thức về marketing, chưa linh hoạt và chủ động trong việc thực hiện hoạt động marketing.
Với các nội dung trên, đề tài đã phần nào nghiên cứu và làm rõ được các hoạt động marketing hốn hợp đang triển khai tại ngân hàng BIDV chi nhánh Hồng Hà. Đề tài sẽ tiếp tục định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động marketing hỗn hợp tại ngân hàng trong chương 3 sau đây.
CHƯƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING