7. Kết cấu luận văn
3.1. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRÊN THỊ TRƯỜNG
3.1. XU HƯỚNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRÊN THỊ TRƯỜNGNGÂN HÀNG NGÂN HÀNG
Thống kê của ngân hàng nhà nước thời điểm tháng 5/2018 cho thấy Việt Nam có 98 ngân hàng đang hoạt động chia làm 4 nhóm. Nhóm một là 7 ngân hàng thương mại Nhà nước, nhóm hai là 28 ngân hàng thương mại cổ phần, nhóm ba là 61 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và nhóm bốn là 2 ngân hàng liên doanh. Với đầy đủ các loại hình kinh doanh, thị trường ngân hàng Việt Nam trong 10 năm tới sẽ đứng trước nhiều vấn đề cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh. Trong thời gian 10 năm tới, xu thế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể đối mặt với các vấn đề cơ bản sau:
Một là, sự gia tăng áp lực cạnh tranh của các ngân hàng quốc tế với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng nội địa
đang rất khó cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh phục vụ các công ty nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Do tập quán và sự thuận tiện trong kinh doanh, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc 100 % vốn nước ngoài hiện đang có xu hướng tiếp cận và làm việc với dịch vụ của ngân hàng có nguồn gốc liên quan tới quốc gia đó. Ngay từ thời gian đầu tiên đặt chi nhánh tại Việt Nam, các ngân hàng quốc tế đã có sẵn xu hướng tiếp cận với các doanh nghiệp bản địa có nguồn gốc gần gũi với ngân hàng. Chính vì điều này, khi cam kết của Việt Nam với WTO về cấp phép thành lập ngân hàng 100 % vốn nước ngoài có hiệu lực triển khai thì rất nhiều chi nhánh ngân hàng quốc tế sẽ chuyển đổi sang ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài để đạt được nhiều quyền hạn hơn khi cung cấp dịch vụ kinh doanh và mở rộng mạng lưới. Trong 10 năm tới, số lượng ngân hàng quốc tế được cấp phép hoạt động tại
Việt Nam có thế tăng lên ít nhất là ba lần so với số lượng 5 ngân hàng hiện nay. Với điểm mạnh là kinh nghiệm quản lý và tổ chức kinh doanh, các ngân hàng quốc tế sẽ nhanh chóng tiếp cận các khách hàng truyền thống của hệ thống ngân hàng nội địa và trực tiếp tạo ra áp lực kinh doanh ngân hàng ngay cả khi các ngân hàng Việt Nam đang đang kinh doanh trên trên quốc gia của mình.
Hai là, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tăng cường liên kết nhiều hơn với các đối tác chiến lược nước ngoài. Trong thời gian ba năm trở
lại đây, việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài với các ngân hàng thương mại cổ phần được xúc tiến mạnh mẽ. Nguyên nhân của trào lưu tìm kiếm đối tác chiến lược chủ yếu là sự thiếu hụt kinh nghiêm quản lý ngân hàng, thiếu hụt nhân lực giỏi và cuối cùng mới là nhu cầu tăng vốn. Khi đối tác chiến lược nước ngoài là các ngân hàng quốc tế đầu tư vào ngân hàng nội địa, các ngân hàng này sẽ bổ xung kinh nghiệm và nhân lực cao cấp ngân hàng cho các ngân hàng Việt Nam. Khi các ngân hàng quốc tế muốn vào Việt Nam hoạt động nhưng không không muốn tốn thời gian nghiên cứu thị trường Việt Nam thì sẽ chọn phương án an toàn hơn là mua lại cổ phần từ các ngân hàng nội. Các nguyên nhân này sẽ thúc đẩy xu thế gia tăng đối tác chiến lược nước ngoài trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
Ba là, sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu sử dụng thẻ ATM. Thống kê
của NHNN, số lượng thẻ NH các loại đã phát hành tính đến cuối năm 2017 là 132 triệu thẻ - cao hơn 30% so với tổng dân số, tăng đều qua các năm. Trong thời gian tới, khi tốc độ đô thị hóa Việt Nam được nâng cao thì tốc độ tăng trưởng về ATM cũng sẽ giống như tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện thoại di động hiện nay tại Việt Nam.
Bốn là, sự chuyển đổi cơ cấu kinh doanh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ hướng nhiều hơn vào các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Nguyên nhân
việc chuyển đổi này là do cơ cấu kinh doanh nghiêng về các nghiệp vụ bán lẻ đang tỏ rõ lợi thế hơn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc thích ứng tốt
với sự biến đổi của nền kinh tế. Cơ cấu ngân hàng nghiêng về bán lẻ chủ yếu tìm ki ếm lợi nhuận dựa trên việc thu phí dịch vụ, cơ cấu ngân hàng bán buôn chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận từ các hoạt động tín dụng cho vay. Do vậy, khi nền kinh tế có biến động, cơ cấu kinh doanh bán buôn s ẽ gặp nhiều khó khăn và phát triển không bền vững nhu các ngân hàng bán lẻ.
Năm là, sự phát triển mạnh mẽ các dịch vụ ngân hàng điện tử. Nghiệp
vụ ngân hàng hiện đại ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ thông tin. khi công nghệ thay đổi hàng ngày, các tiện ích ngân hàng điện tử sẽ ngày càng đóng vai trò nhiều hơn trong các hoạt động giao dịch.
Sáu là, sự thay đổi mạnh mẽ trong tiêu chuẩn tiêu dùng dịch vụ ngân hàng của các khách hàng Việt Nam. Khi nền kinh tế phát triển, tiêu chuẩn
và sự lựa chọn dịch vụ ngân hàng của các cá nhân sẽ ngày càng khắt khe đòi hỏi các ngân hàng phải đáp ứng nhiều hơn không chỉ là tiện ích sản phẩm mà còn cả vấn đề chất luợng phục vụ khách hàng.
Bảy là, xu hướng áp dụng nhiều hơn marketing hôn hợp vào các hoạt động ngân hàng. Khi đứng truớc các cạnh tranh gay gắt không chỉ về tiện
ích dịch vụ mà còn cả thuơng hiệu và độ uy tín, các ngân hàng Việt Nam sẽ tất yếu sẽ quan tâm và đua vào ứng dụng triển khai các chiến luợc marketing phù hợp với ngân hàng.