Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0550 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện tiền hải tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 28)

Để đo lường mức độ RRTD các NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu sau: - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợ gốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng số vốn mà ngân hàng đã cho vay trong kỳ. Tỷ lệ này được xác định bằng công thức:

Tổng nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- 1 ---x 1OO% (1.1) trên tổng dư nợ

Tổng dư nợ

(1.2)

(1.3) phản ánh RRTD càng thấp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu này chưa đủ để đánh giá

RRTD vì những khoản tín dụng chưa đến hạn không có nghĩa là không có rủi ro. - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh tỷ trọng nợ xấu so với số vốn mà ngân hàng đã cho vay và nguy cơ không đòi được nợ trong kỳ.

, Tổng nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu ʌ , = --- x 100 % trên tổng dư nợ Tổng dư nợ Dự phòng RRTD Tỷ lệ dự phòng RRTD = --- x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là một lời cảnh báo cho ngân hàng về khả năng không đòi được nợ và ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.

Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập hàng năm từ thu nhập hiện tại của ngân hàng để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Việc trích lập DPRR này dựa trên kết quả toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng thành các nhóm nợ khác nhau. Do đó chỉ tiêu này cao cũng thể hiện danh mục tín dụng của ngân hàng có nhiều khoản vay cần chú ý.

Nợ XLRR

Tỷ lệ nợ XLRR = ---x 100% (1.4) Tổng dư nợ

Ngân hàng sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD đối với các khoản nợ của các tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết hoặc mất tích, các khoản nợ thuộc nhóm 5, nợ khác chờ Chính phủ xử lý. XLRR không phải là xóa nợ cho khách hàng mà sau khi XLRR phải chuyển các khoản nợ từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để.

Sau 05 năm, ngân hàng mới được xuất toán ra khỏi ngoại bảng.

Tổn thất tín dụng cho vay = giá trị bị mất trong hoạt động cho vay.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bằng tiền bị tổn thất trong kỳ do hoạt động tín dụng (RRTD) gây nên. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, giá trị tuyệt đối của tổn thất.

Tổng giá trị tổn thất trong kỳ

Tỷ lệ tổn thất cho vay = --- (1.5) Doanh số cho vay trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh: với mỗi một đồng cho vay trong kỳ thì giá trị bị tổn thất là bao nhiêu, nó mang tính thời kỳ nên rất thuận tiện khi sử dụng để so sánh, phản ánh giữa các kỳ.

Một phần của tài liệu 0550 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện tiền hải tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 26 - 28)