NHNo&PTNT chi nhánh Tiền Hải tổ chức bộ máy quản trị tín dụng theo cơ cấu: Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc, Phòng Ke hoạch Kinh doanh, Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (Kiểm soát nội bộ) giám sát tín dụng. Bộ phận hoạt động cấp tín dụng được thực hiện bởi phòng Kế hoạch - kinh doanh và các Phòng giao dịch. Các bộ phận trong bộ máy được phân công nhiệm vụ cụ thể:
- Ban giám đốc NHNo&PTNT Tiền Hải phân công một phó giám dốc phụ trách quản trị RRTD để thực hiện việc phê duyệt tín dụng theo quy trình cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT ban hành theo Quyết định 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014, Quyết định này thay thế cho Quyết định số
666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/6/2010 “V/v ban hành Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Phòng kế hoạch- kinh doanh, làm tất cả các công việc trong quy trình tín dụng từ việc tìm kiếm khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, thẩm định,
trình phó giám đốc chi nhánh phê duyệt hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi nợ. Việc CBTD phụ trách tất cả các khâu của khoản vay có ưu điểm là CBTD có thể kiểm soát chặt chẽ khách hàng vay vốn, hiểu biết khách hàng của mình một cách chặt chẽ và phải chịu trách nhiệm chính đối với mỗi khoản cho vay mình phụ trách.
- Bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ (Kiểm soát nội bộ) của ngân hàng, độc lập với phòng kế hoạch kinh doanh. Bộ phận này có nhiệm vụ:
+ Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình QTRR từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại ngân hàng.
+ Thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc chấp hành pháp luật, các quy định của NHNN Việt Nam, của NHNo&PTNT Việt Nam nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch, từ đó đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục.
+ Định kỳ tiến hành kiểm tra,kiểm soát về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Theo đó thì phòng kinh doanh và bộ phận kiểm tra giám sát tín dụng độc lập (trực thuộc phòng kiểm soát nội bộ) phải phối hợp với nhau trong công tác kiểm soát RRTD tại chi nhánh.
Như vậy theo chức năng nhiệm vụ thì các phòng trên đều tham gia việc quản lý, phòng ngừa và XLRR nhưng chủ yếu vẫn là phòng tín dụng, người trực tiếp quyết định chất lượng tín dụng, mức độ rủi ro vẫn là CBTD. Cán bộ thẩm định chỉ thẩm định lại những món vay lớn, món vay vượt quyền, bộ phận kiểm soát chủ yếu là kiểm tra sau khi cho vay. Trong mô hình quản trị có 3 cấp: CBTD trình duyệt, Trưởng/Phó phòng tín dụng kiểm soát, Ban Giám đốc ra quyết định. Mô hình quản trị này cho thấy chưa có sự phân biệt giữa quá trình quản trị cho vay và quản trị rủi