Thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu 0550 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện tiền hải tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

NHNo&PTNT huyện Tiền Hải nên xử lý linh hoạt vấn đề đảm bảo tiền vay. Mặc dù mục đích của đảm bảo tiền vay là nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết của người vay, phòng ngừa rủi ro khi phương án trả nợ dự kiến của người vay không thực hiện được hoặc xảy ra các rủi ro không lường trước, nhưng Ngân hàng không nên lạm dụng hình thức này để giảm bớt khó khăn cho người vay.Theo luật các tổ chứ tín dụng, theo quy định của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP của chính phủ, Thông tư số 493/2000/TT-NHNN ngày 04/04/2000 của Ngân hàng Nhà nước về bảo đảm tiền vay của các TCTD, ngân hàng có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản hay cho vay không có bảo đảm theo qui định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Và quyết định 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 của HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam qui định thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Chính vì thế, cần phân biệt các trường hợp cần bảo đảm và không cần bảo đảm theo quan điểm quản trị RRTD dựa vào khả năng trả nợ. Cụ thể là:

- Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm bằng tài sản là các trường hợp dự án được thẩm định là có hiệu quả cao, khách

hàng có

uy tín, khách hàng có tiềm lực tài chính trong tương lại để trả nợ. Trong

hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm.

+ Có biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.

- Trường hợp vay vốn có bảo đảm tài sản: Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng cần có những biện pháp quản lý như sau:

+Xác định rõ quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của người vay.

+ Kiểm tra, giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp khi cần thiết.

Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của khách hàng hoặc của bên thứ ba, ngân hàng cần chú ý các điểm sau:

+ Kiểm tra rõ tính hợp pháp của tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của người vay hoặc của bên bảo lãnh.

+ Đối với các tài sản khó tiêu thụ trên thị trường, tài sản dễ hao mòn, mất giá thì không nhận làm tài sản thế chấp, cầm cố.

+ Đối với các tài sản không bắt buộc có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu như vàng bạc, đá quý thì phải dùng biện pháp cầm cố.

+ Đối vơi các tài sản mà pháp luật qui định phải mua bảo hiểm thì khách hàng phải xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay. Ngân hàng nên thỏa thuận với khách hàng về việc chuyển tên người được hưởng trong hợp đồng bảo hiểm là ngân hàng trong trường hợp có rủi ro xảy ra.

+ Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo tránh trường hợp khách hàng giả mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay vốn ở nhiều ngân hàng khác nhau.

+ Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc đánh giá tài sản đảm bảo, tránh tình trạng định giá quá cao giá trị tài sản thế chấp, cầm cố khiên cho khi gặp phải rủi ro, việc phát mại tài sản không đủ bù đắp số vốn đã cho vay.

Một phần của tài liệu 0550 giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn VN chi nhánh huyện tiền hải tỉnh thái bình luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w