Và: từ cổ, nghĩa là vài.

Một phần của tài liệu Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2 (Trang 26 - 28)

thời kỳ cô Điểm tới ở nhà cha nuôi là Th−ợng th− Lê Anh Tuấn tại ph−ờng Bích Câu, Thăng Long.

Lê Anh Tuấn quê xã Thanh Mai, huyện Tiên Phong, xứ Đoài (nay thuộc huyện Ba Vì), nổi tiếng thần đồng từ nhỏ. Ông đỗ tiến sĩ năm 24 tuổi. Lê Anh Tuấn rất giỏi về văn học. Bởi vậy, thời ấy có câu “Văn ch−ơng Lê Anh Tuấn, chính sự Nhữ Đình Hiền"1.

Ph−ờng Bích Câu cũng là nơi ở của các vị quan lớn đ−ơng triều, thế nên quan lại cũng nh− văn nhân khắp nơi luôn luôn lui tới đây. Ng−ời thì cầu cạnh chức t−ớc bổng lộc, ng−ời thì luyện tập văn bài. Đó chính là thời gian cô Điểm đ−ợc quen biết với nhiều ng−ời có danh vọng, học vấn và cũng vì vậy mà tiếng tăm về tài ứng đối văn ch−ơng, về hoa tay khéo léo của tài nữ họ Đoàn cũng truyền lan rộng trong giới văn nhân.

Một lần, từ nhà sang chơi bên dinh thự của Lê Anh Tuấn, Tham tụng Nguyễn Công Hãng2 thấy Đoàn Thị Điểm đang đi một mình bên giậu duối, bèn dừng lại trò chuyện, nhân thể bảo cô Điểm _______________

1. Nhữ Đình Hiền ng−ời xã Hoạch Trạch, huyện Đ−ờng An, xứ Hải D−ơng (nay thuộc xã Thái Học, huyện Đ−ờng An, xứ Hải D−ơng (nay thuộc xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải D−ơng) đỗ tiến sĩ năm 1680.

2. Nguyễn Công Hãng (1680-1732), hiệu Tĩnh Trai, tự Thái Thanh, là ng−ời làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, Thái Thanh, là ng−ời làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đậu tiến sĩ năm Canh Thìn 1700, là ng−ời có tài thơ, tính tình c−ơng nghị.

thử làm một bài thơ chữ Hán với đầu đề: “Đi một mình”. Chỉ trong giây lát, bà đã đọc luôn bài thơ, trong đó có những câu:

Đàm luận cổ kim tâm phúc hữu, Truy tùy tả hữu cổ quăng thần.

Nghĩa là:

Bàn bạc tr−ớc nay, gan ruột: bạn, Theo đòi phải trái, tay chân: hầu.

Nguyễn Công Hãng đỗ tiến sĩ năm 20 tuổi, đ−ợc mời vào phủ Chúa làm thầy dạy của Chúa Trịnh Giang, nên ông th−ờng tự phụ về tài học của mình, khi thấy cô Điểm làm ngay đ−ợc bài thơ hay nh− vậy thì rất ngạc nhiên, bèn th−ởng cho cô m−ời quan tiền.

Lê Anh Tuấn cũng có lúc thử tài con nuôi. Ông ra đầu đề: “Một ngày không thấy nh− là ba thu” và bảo Đoàn Thị Điểm vịnh thơ quốc âm. Bà Điểm liền ngâm rằng:

Những màng mấy khắc giang cầm hạc, Ngỡ đã và1 phen rụng lá ngô.

Ngày x−a, các cụ tính thời gian bằng khắc và canh, ngày sáu khắc, đêm năm canh; “giang” nghĩa là gảy đàn, đánh đàn; ngô đồng (một loại cây vông) mỗi năm rụng lá một lần vào mùa thu. Thơ tả tâm tình nhớ nhung nhau nh− vậy quả _______________

tuyệt hay. Những bài thơ nh− thế này đ−ợc rất nhiều ng−ời thuộc và truyền tụng.

Lê Anh Tuấn hết lời khen ngợi, ngỏ ý muốn tiến bà vào cung chúa Trịnh, những mong gây dựng cho con gái nuôi, mà cũng tạo thêm cho mình một thế n−ơng tựa vững chắc. Nh−ng Đoàn Thị Điểm đã từ chối vì không muốn sống trong cảnh “cá chậu chim lồng", hằng ngày phải nhìn cảnh hoang dâm vô độ của chúa Trịnh.

Bà lại cùng với anh trai Doãn Luân dời nhà ở tới chỗ ng−ời cha đang dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên D−ơng, tỉnh Kiến An (nay là Lạc Viên, quận Ngô Quyền, Hải Phòng) để tránh tr−ớc những sự không hay có thể xảy ra vì việc từ hôn ấy.

Một phần của tài liệu Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)