Sau 10 năm trời chống chọi với triều đình, khoảng năm Cảnh H−ng thứ 11 (năm 1751), Nguyễn Hữu Cầu thất thế phải chạy vào Nghệ An. Đến đây, Cầu vẫn bị quân triều đình truy kích dữ dội, Cầu lại phải v−ợt biển để trở về căn cứ cũ. Nh−ng chẳng may thuyền bị bão lớn đắm gần hết, Cầu phải bỏ lên bộ. Khi đi qua vùng Hoàng Mai, Cầu bị thuộc t−ớng của Trọng bắt đ−ợc, đóng cũi đem về kinh đô Thăng Long.
Thế là con cá He oanh liệt một thời, bỗng chốc bị sa l−ới!
Phạm Đình Trọng nghe tin Nguyễn Hữu Cầu bị bắt, mừng lắm, liền vờ đến thăm, cốt để xem xem Nguyễn Hữu Cầu có nhờ mình cứu giúp gì không! Nh−ng Trọng lại thấy Cầu thản nhiên ngồi hát x−ớng ngang tàng.
Trọng khiêu khích:
- Anh bây giờ nh− con chim trong lồng còn gì mà ca hát?
Cầu ung dung đáp:
- Đúng là chim trong lồng, nh−ng mà đã sao hở ông bạn cũ?
Phạm Đình Trọng nghe trả lời, mất hết cả hí hửng, nh−ng cũng cố vớt vát:
- Nghe anh có tài thơ, trong tr−ờng hợp nào cũng làm đ−ợc, vậy anh hãy thử làm bài thơ “Chim trong lồng” xem sao?
Không đợi để nói hai lần, Nguyễn Hữu Cầu liền ngâm:
Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu Vạn lý phong vân cử mục tần1 Hỏi sao sao lụy cô trần
Bận tài bay nhảy, xót thân tang bồng Nào khi vỗ cánh rỉa lông
Hót câu thiên túng trong vòng lao lung2 Chim oanh nọ vẫy vùng giậu bắc Đàn loan kia túc tắc cành nam Mặc bay đông ngữ tây đàm3
Chờ khi phong tiện dứt dàm vân lung4 Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu Hán5 Phá vòng vây bạn với kim ô6
Giang sơn khách diệc tri hồ7.
Nghe xong, Phạm Đình Trọng giận lắm, lập tức vào triều xin nhanh chóng cho hành hình Nguyễn Hữu Cầu.
_______________