Tổng Cóc là cháu chắt của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thành, nổi tiếng là thần đồng Nguyễn Quang Thành đỗ

Một phần của tài liệu Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2 (Trang 88 - 90)

Thành, nổi tiếng là thần đồng. Nguyễn Quang Thành đỗ tiến sĩ năm 24 tuổi. Ông làm quan đến chức Thiềm đô ngự sử. Nay còn bia số 30 ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội (Theo sách Lịch triều tạp kỷ).

Tú Điếc tuy cảnh nhà không đ−ợc sung túc, nh−ng lại là ng−ời đ−a cụ đồ đến dạy học ở làng M−ơng, có công trong việc khai phá v−ờn hoang, dựng nên một ngôi nhà nhỏ cho cha con Xuân H−ơng vừa làm chỗ ở, vừa làm chỗ dạy học. Cũng có lần, Tú Điếc ngỏ ý với cụ xứ nỗi lòng của mình muốn lấy cô H−ơng làm vợ, song phần vì hơn Hồ Xuân H−ơng nhiều tuổi quá, phần vì thấy cô cũng không mặn mà với mình lắm, nên đành thôi.

Còn Nho Trâm là học trò yêu của cụ xứ, nh−ng hình dung ẩn t−ớng cũng không đ−ợc cô H−ơng để ý tới. Cả Nho Trâm và Tú Điếc đều thua Tổng Kình, nhờ vậy mà “cá Kình mắc l−ới".

Mối duyên của Hồ Xuân H−ơng khởi đầu từ một chiều 30 Tết. Tổng Cóc cùng với một số văn nhân tài tử khác tới nhà cụ xứ. Vừa vào đến sân thì Hồ Xuân H−ơng khép ngay cửa lại, miệng đọc một vế câu đối, vừa để vui đùa, vừa để thử tài:

Tối ba m−ơi, khép cánh càn khôn, kẻo nữa ma v−ơng đ−a quỷ tới;

Sáng mồng một Tết, riêng Tổng Cóc sang thật sớm, làm thủ tục xông nhà xong, ông mới đọc:

Sáng mồng một, mở then tạo hóa, để cho thiếu nữ r−ớc xuân vào.

Cụ xứ khen là có khẩu khiếu văn ch−ơng, xứng đáng là con cháu một nhà:

Trâm hốt, cơ, cừu l−u thế trạch Thi, th−, lễ, dịch chấn gia thanh1

Đó là câu đối treo ở nhà Tổng Cóc thời ấy. ý

nói, nhà ấy mãi mãi giữ đ−ợc các của quý vua ban cũng nh− mọi kinh sách của đạo thánh hiền. Lời khen Tổng Cóc của cha mình cũng làm Hồ Xuân H−ơng thêm mến mộ chàng trai làng Kẻ Gáp, giúp cho họ chóng nên duyên.

Lấy đ−ợc Xuân H−ơng về làm vợ lẽ, Tổng Cóc một mực yêu chiều, làm ngay một cái chòi ở cạnh hồ Thất Liễu để Xuân H−ơng làm nơi dạy học và gặp gỡ bầu bạn, khi th−ởng nguyệt, bình thơ, lúc cuộc cờ, chén r−ợu. Sống trong chế độ “Trai năm thê bảy thiếp", lại bị bao phong tục cổ hủ tầng tầng lớp lớp đè nặng, lối sống của cô Hồ không tránh khỏi những điều tiếng thị phi. Và Tổng Cóc, dù tính cách có phóng khoáng đến đâu, cũng không v−ợt ra khỏi lề thói cổ hủ của làng mình. Khuyên nhủ vợ bớt giao du với bạn thơ không đ−ợc, hai vợ chồng dẫn đến xung khắc. Nhân có dịp xa nhà, Tổng Cóc bất đắc dĩ phải viết một lá th− từ giã Hồ Xuân H−ơng, để d−ới gối của nàng, _______________

1. Tổng Cóc là cháu chắt của Tiến sĩ Nguyễn Quang Thành, nổi tiếng là thần đồng. Nguyễn Quang Thành đỗ Thành, nổi tiếng là thần đồng. Nguyễn Quang Thành đỗ tiến sĩ năm 24 tuổi. Ông làm quan đến chức Thiềm đô ngự sử. Nay còn bia số 30 ở Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội (Theo sách Lịch triều tạp kỷ).

cho dù vẫn yêu th−ơng nàng. Sức ép của vợ cả, con cái, họ mạc mạnh hơn mối tình với Xuân H−ơng. Bị chồng trách cứ, Hồ Xuân H−ơng cũng bỏ đi, sau đó gửi về làng Kẻ Gáp bài thơ “Khóc Tổng Cóc", cắt đứt một mối tình oan nghiệt:

Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi, Thiếp bén duyên chàng có thế thôi Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.

Cũng từ đó, ng−ời ta gọi Tổng Kình là Tổng Cóc.

Một phần của tài liệu Những danh nhân Việt Nam tiêu biểu: Phần 2 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)