cũng thấy Nguyễn Kiều là ng−ời tài hoa lại rất chân tình nên bà đã nhận lời. Nh−ng về nhà chồng ch−a đầy tháng, Nguyễn Kiều đã phải lên đ−ờng đi Bắc sứ. Đoàn Thị Điểm ở nhà chăm sóc gia đình, xem con chồng nh− con đẻ, hết lòng dạy dỗ th−ơng yêu.
Nguyễn Kiều đi sứ ba năm mới về, có lẽ trong thời gian này, bà đã dịch Chinh phụ ngâm, trong đó có những câu rất hợp với cảnh tình bà lúc ấy:
Mặt ngùi ngùi nhiều năm xa cách Chàng tr−ợng phu quê khách một mình.
Năm 1745, Nguyễn Kiều về n−ớc, bấy giờ hai vợ chồng mới sớm tối bên nhau.
Nguyễn Kiều là ng−ời có tài thơ. Trong dịp đi sứ, dọc đ−ờng nơi nào có danh thắng đẹp ông đều làm thơ đề vịnh, nh−ng ông không tránh khỏi tính tự phụ, cho là mình tài hoa hơn tất thảy mọi ng−ời. Đoàn Thị Điểm thấy vậy, mới tìm cách làm cho chồng bớt tự kiêu. Bà bảo các học trò đi chép đề bài ở các tr−ờng có tiếng đem về, hai vợ chồng đều làm, mỗi ng−ời một bài, đến lúc đem ra bình, thì bài của Nguyễn Kiều thua, nh−ng ông vẫn cố cãi. Đoàn Thị Điểm đành đợi cơ hội để ngầm khuyên chồng. Khi đó tr−ờng Quốc Tử Giám mở kỳ thi. Đầu bài ra là “Quốc gia nh− kim âu” (Nhà n−ớc vững nh− âu vàng). Hai vợ chồng bà cùng làm bài thi, chấm bài là một bậc văn nho có tiếng. Kết quả bài của bà Điểm lời khéo và đẹp, từ chặt và đủ hơn bài của ông rất nhiều. Lúc bấy giờ, Nguyễn Kiều mới chịu là vợ hơn tài mình.
Sách Đoàn thị thập lục còn chép lại rằng Đoàn Thị Điểm là ng−ời thông hiểu thiên văn, lý số. Bà th−ờng tiên đoán về vận mệnh của hai vợ chồng. Mùa hè năm Mậu Thìn (năm 1748), Đoàn Thị Điểm đang cùng chồng ngồi trong t− thất. Bất ngờ, một cơn gió to nổi lên, cuốn tung rèm cửa, bụi bay mù mịt, bà ngồi lặng đi, bấm đốt ngón tay, suy tính, rồi bà bảo với ông:
"Bắc khuyết vân bình chiêu thiếp thụy; Nam thùy xuân vũ tr−ớc quân ân.
Nghĩa là:
Cửa Bắc xe mây điềm thiếp rõ; Bờ Nam m−a ấm tỏ ơn vua.
ý bà muốn nói rằng luồng gió vừa qua là điềm bà sắp mất, còn ông sắp đ−ợc thăng chức và đổi vào Nam.
Nguyễn Kiều ngạc nhiên lắm, hỏi đi hỏi lại, nh−ng bà không nói gì thêm nữa. Quả thật, vài hôm sau, Nguyễn Kiều đ−ợc lệnh vào coi trấn Nghệ An. Ông bảo bà đi cùng, bà lấy cớ bận việc nhà xin ở lại, sẽ vào trong đó sau. Nh−ng ông tha thiết quá, bất đắc dĩ bà phải đi cùng.
Sau khi từ biệt mẹ già, bà xuống thuyền cùng chồng vào xứ Nghệ, Trên đ−ờng đi, qua những danh thắng nổi tiếng, bà đều cùng chồng x−ớng họa. Một hôm, thuyền đậu lại ở bến Đền Sòng1, đêm về khuya, mọi ng−ời đều đã ngủ. Bà ngồi nhớ _______________
đến mẹ, chợt mơ màng thấy ở trên trời có tiếng chuông khánh, rồi một cỗ xe bay tới, trong thuyền có mùi h−ơng lạ sực nức, bà b−ớc lên xe. Bỗng đâu có tiếng ông gọi, bà giật mình tỉnh dậy, biết ấy là điềm xấu, ứng vào câu thơ “Bắc khuyết vân bình chiêu thiếp thụy", nên bà rất buồn.
Khi gần đến Nghệ An, bà bị cảm lạnh. Nguyễn Kiều tìm thầy thuốc khắp nơi, nh−ng cũng không cứu đ−ợc bà. Ngày 11 tháng 9 năm 1748, bà mất. Tr−ớc lúc mất, bà ngồi dậy, ăn mặc chỉnh tề, nét mặt đẹp nh− ngày th−ờng. Bà cho mời chồng vào, căn dặn:
- Chàng nên gắng gỏi việc nhà vua cho yên, để đ−ợc về triều, kẻo phải ở lại lâu chỗ biên cảnh đầy gió bụi này.
Nói xong thì bà mất, năm ấy bà vừa tròn 44 tuổi. Nguyễn Kiều th−ơng xót vợ vô cùng, làm bài văn tế bà, trong đó có đoạn:
"Ô hô! Hỡi nàng Huệ tốt, lan thơm
Phong t− lộng lẫy, cử chỉ đoan trang Nữ đức trọn vẹn, tài học ngỡ ngàng Giáo mác, ấy bàn luận,
Gấm vóc, ấy văn ch−ơng
Nữ trung, rất hiếm có nh− nàng...".
Chỉ bấy nhiêu thôi, cũng đủ vẽ lên đ−ợc chân dung của một nữ sĩ tài hoa.